Bản đồ hệ số kháng xói của đất –K

Một phần của tài liệu (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ XÓI MÒN ĐẤT CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2.2. Bản đồ hệ số kháng xói của đất –K

Tính xói mòn của đất (hệ số K) là nghịch đảo của tính kháng xói mòn của đất. Hệ số K được xác định bằng lượng đất mất đi cho một đơn vị xói mòn của mưa trong điều kiện chuẩn. Tính kháng xói mòn của đất tới quá trình xói mòn hết sức phức tạp và phụ thuộc vào tính chất của đất như cấu trúc, sự ổn định và khả năng thấm của đất, hàm lượng mùn, khoáng sét, thành phần hoá học. Đất cát rất dễ bị xói nhưng lại khó bị mang đi hơn hạt sét. Đất sét khó bị xói hơn, nhưng thấm chậm hơn; điều này dẫn tới hình thành dòng chảy lớn hơn và xói mòn tăng. Đất limon có sự đồng nhất về thành phần cơ giới và hàm lượng sét cao nên dễ bị xói mòn nhất vì nó dễ bị xói, cuốn đi và có thể hình thành dòng chảy lớn. Những tính chất đất thay đổi theo thời gian do hoạt động sử dụng đất, phương thức canh tác và bảo vệ đất, quá trình xói mòn đất làm rửa trôi các hạt mịn, làm lộ ra các thành phần đất khó bị xói mòn (như cuội, sỏi), vì vậy tính xói mòn của đất thay đổi theo thời gian [3].

Hệ số K có thể được tính toán bằng công thức của Wischmeier và Smith (1978) để tính) [7]:

100K= 2,1*10-4(12-a)*M1.14+ 3,25*(b-2) + 2,5*(c-3)

Trong đó: K: Hệ số xói mòn đất của đất.

M được xác định: (%) M = (%limon +% cát mịn)(100% -%sét). a: Hàm lượng chất hữu cơ trong đất, đo bằng phần trăm.

b: Hệ số phụ thuộc vào hình dạng, sắp xếp và loại kết cấu đất. c: Hệ số phụ thuộc khả năng tiêu thấm của đất.

Để áp dụng công thức này để tính hệ số K cho khu vực đồi núi huyện Phú Lộc thì yêu cầu đặt ra là cần phải lấy mẫu các loại đất ngoài thực địa. Sau đó tiến hành phân tích các mẫu này để có được các chỉ số: thành phần cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, độ thấm, cấu trúc. Do không có điều kiện nên chỉ số K trong đề tài được tham khảo, kế thừa từ các công trình nghiên cứu khác.

Bảng 3.1. Hệ số K của các loại đất khu vực đồi núi huyện Phú Lộc

STT Loại đất Kí hiệu Hệ số K

1 Đất đỏ vàng trên đá biến chất IIFs 0.21

3 Đất đỏ vàng trên đá biến chất IVFs 0.21

4 Đất cát C 0.3

5 Đất nâu vàng trên nền phù sa cổ IFp 0.23 6 Đất nâu vàng trên nền phù sa cổ IIIFp 0.23

7 Đất đỏ IF 0.2

8 Đất đỏ vàng trên đá biến chất IIIFs 0.21 9 Đất vàng nhạt trên dam cuội kết IIIFq 0.28

10 Đất xói mòn trơ sỏi đá E 0.5

11 Đất đỏ vàng trên đá Granit IIIFa 0.19 12 Đất đỏ vàng trên đá biến chất VIFs 0.21 13 Đất đỏ vàng trên đá Granit VIFa 0.19 14 Đất đỏ vàng trên đá Granit IVFa 0.19

15 Đất vàng trên dam cuội kết IFq 0.28

16 Đất mùn Alit núi cao Glay ILp 0.25

17 Đất vàng nhạt trên dam cuộn kết IVFq 0.28

18 Đất phù sa Ipi 0.14

19 Đất nâu vàng trên nền phù sa cổ IFp 0.23

20 Đất cát IC 0.3

21 Đất nâu vàng trên nền phù sa cổ IIFp 0.23

Để xây dựng bản đồ hệ số K trong ArcGIS 9.3 tác giả dùng thuật toán truy vấn các loại đất trong bản đồ thổ nhưỡng để gắn giá trị hệ số K dựa vào bảng 3.1. Sau khi gắn xong hệ số K thì chuyển đổi dữ liệu từ vector sang raster bằng công cụ Features to Raster dựa vào trường giá trị hệ số K. Kết quả đề tài được bản đồ hệ số kháng xói của đất.

Một phần của tài liệu (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)