HIỆN TRẠNG XÓI MÒN ĐẤT CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. HIỆN TRẠNG XÓI MÒN ĐẤT CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Xói mòn là một quá trình phức tạp, diễn ra dưới tác động của nhiều yếu tố, bao gồm cả tự nhiên và con người. Thông qua đó, quá trình xói mòn mạnh hay yếu đều được thể hiện ở trên bề mặt đất. Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng và khảo sát một số điểm ngoài thực địa, có thể khái quát về hiện trạng xói mòn đất ở lãnh thổ nghiên cứu như sau:

Tại địa bàn nghiên cứu, do là vùng đồi núi với độ dốc trung bình trên 150, lượng mưa lớn trên 3000mm/năm, thảm thực vật rừng chất lượng ngày càng thấp do nạn chặt

phá rừng, lấn chiếm đất rừng tự nhiên để trồng rừng keo tràm,…đặc biệt là việc tự ý mở các con đường tạm để khai thác rừng trồng bằng cách dùng các phương tiện cơ giới như xe múc, xe ủi mà không có kế hoạch lâu dài, khai thác đến đâu mở đường đến đó. Chính những nguyên nhân này đã làm cho quá trình xói mòn đất xảy ra trên diện rộng, tại các địa bàn khảo sát hầu hết đã xảy ra xói mòn. Chủ yếu là xói mòn khe, xói mòn rãnh quan sát được ở vùng núi của các xã Lộc Điền, Lộc Thủy, Lộc Hòa,… Xói mòn khe, xói mòn rảnh chủ yếu xảy ra chủ yếu trên các địa hình sườn dốc, những nơi bị mất lớp phủ thực vật như đồi núi trọc, đất núi chưa sử dụng, các đường mòn,.... Xói mòn mạnh nhất cũng dễ quan sát được tại các vị trí sườn dốc, chân núi nơi người dân canh tác nương rẫy.

Bên cạnh xói mòn khe thì xói mòn diện cũng khá phổ biến, nhất ở các khu vực giáp với khu vực đồng bằng của các xã trong huyện.

Ngoài ra, trên các khu vực khảo sát, còn xuất hiện nhiều điểm xói mòn kèm theo trượt lở đất xảy ra do địa hình dốc, lớp phủ thực vật thấp nguyên nhân chủ yếu là do người dân chặt phá rừng tự nhiên và thay vào đó là các cánh rừng trồng ,…

Như vậy, hiện tượng xói mòn đất xảy ra hầu hết trên toàn bộ lãnh thổ nghiên cứu và đã trở thành vấn đề môi trường đáng quan tâm của toàn xã hội, đồng thời cũng là một hiện tượng đáng báo động trong chiến lược phát triển bền vững ở huyện Phú Lộc trong tương lai.

(a) (b)

(c) (d)

Hình 2.4. Một số hình ảnh về thực trạng xói mòn ở một số điểm khảo sát tại khu vực nghiên cứu (a,b: khu vực xói mòn rảnh ở xã Lộc Điền, c: khu vực xói mòn ở xã Lộc Hòa, d: xói mòn bề mặt ở xã Lộc Tiến)

CHƯƠNG 3:

ỨNG DỤNG GIS ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN ĐẤT Ở KHU VỰC ĐỒI NÚI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Một phần của tài liệu (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)