CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ XÓI MÒN ĐẤT CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2.7. Bản đồ xói mòn hiện trạng khu vực đồi núi huyện Phú Lộc
Bên cạnh các yếu tố tự nhiên thì xói mòn hiện trạng còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, xã hội như: hiện trạng sử dụng đất và biện pháp canh tác đất. Đề tài đã sử dụng công thức mất đất phổ dụng của Wishmeier và Smith (1978) để xây dựng mô hình xói mòn hiện trạng bằng phương pháp chồng lớp số học.
A = R x K x LS x Cx P
Trong đó:
A: Là lượng mất đất hàng năm (tấn/ha) R: Hệ xói mòn bởi mưa
K: Hê số xói mòn của đất LS: Hệ số xói mòn của độ dốc C: Hệ số thảm phủ
P: Hệ số bảo vệ đất.
Đề tài có được bản đồ xói mòn hiện trạng khu vực đồi núi huyện Phú Lộc. Căn cứ vào bản đồ xói mòn hiện trạng và tham khảo bảng phân cấp xói mòn của khu vực đồi núi Thanh – Nghệ - Tĩnh [3], tương tự như xói mòn tiềm năng, đề tài tiến hành phân loại xói mòn hiện trạng ở khu vực đồi núi huyện Phú Lộc, kết quả như bản đồ phân cấp xói mòn hiện trạngcủa khu vực nghiên cứu.
Bảng 3.4. Phân cấp xói mòn hiện trạng khu vực đồi núi huyện Phú Lộc
STT Cấp xói mòn Lượng đất mất
(tấn/ha/năm) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
1 Cấp I 0 – 2 12278 52.88 2 Cấp II 2 – 5 1853 7.98 3 Cấp III 5 – 10 2139 9.21 4 Cấp IV 10 – 20 2519 10.85 5 Cấp V 20 – 100 3820 16.45 6 Cấp VI > 100 610 2.63 7 Tổng 23219 100.00
Từ số liệu ở bảng trên, đề tài có biểu đồ tỉ lệ cấp xói mòn hiện trạng theo diện tích như sau:
Hình 3.11. Biểu đồ cơ cấu diện tích xói mòn hiện trạng phân theo cấp
Dựa vào sự phân cấp và biểu đồ trên đề tài có thể đưa ra một số nhận xét và đánh giá sau:
Tổng diện tích đất bị xói mòn giữa các cấp có sự thay đổi mạnh. Xói mòn cấp I chiếm diện tích rất lớn. Sở dĩ có sự thay đổi này là do giá trị xói mòn hiện trạng được tính toán từ giá trị xói mòn tiềm năng và có sự kết hợp của 2 yếu tố bảo vệ đất là: yếu tố C và yếu tố P. Vì là yếu tố bảo vệ đất nên 2 yếu tố này đã làm giảm đi diện tích đất bị xói mòn. Cũng từ biểu đồ trên đề tài thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa diện tích đất bị xói mòn cấp VI (chỉ chiếm 2.63% so với diện tích toàn lưu vực) và diện tích đất bị xói mòn cấp I. Điều này cho thấy hiện trạng xói mòn ở đây đang hạn chế nhờ 2 yếu tố bảo vệ đất (P, C). Nếu không có biện pháp bảo vệ thì toàn bộ diện tích bề mặt sẽ bị xói mòn trong tương lai không xa. Vì vậy bảo vệ đất, hạn chế xói mòn là việc làm hết sức cần thiết..
- Vùng đất có xói mòn hiện trạng cấp I (0 - 2 tấn/ha/năm): có diện tích lớn nhất: 12278ha (chiếm 52.88% so với diện tích toàn khu vực). Phân bố tập trung ở phần phía Đông và phía Bắc của khu vực, nơi tiếp giáp với khu vực đồng bằng, và phía Tây, Tây
Nam của khe Dài. Trảng cây bụi là yếu tố chủ yếu làm hạn chế xói mòn ở vùng này, còn rừng tự nhiên giàu và trung bình, rừng tự nhiên nghèo chiếm diện tích nhỏ hơn.
- Vùng đất có xói mòn hiện trạng cấp II (từ 2 - 5 tấn /ha/năm) với diện tích: 1853ha (chiếm 7.98% so với diện tích toàn lưu vực), phân bố ở vùng phía Đông, nằm xen với khu vực xói mòn hiện trạng cấp I. Sự xói mòn ở đây được hạn chế bởi hầu hết các loại thực phủ trên toàn khu vực.
- Vùng đất có xói mòn hiện trạng cấp III (từ 5 - 10 tấn /ha/năm) với diện tích: 2139ha (chiếm 9.21% so với diện tích toàn khu vực), phân bố rải rác trên khắp khu vực nghiên cứu.
- Vùng đất có xói mòn hiện trạng cấp IV (từ 10 - 20 tấn /ha/năm) với diện tích: 2519ha (chiếm 10.85% so với diện tích toàn khu vực), vùng đất có xói mòn hiện trạng cấp V (từ 20 - 100 tấn /ha/năm) với diện tích: 3820ha (chiếm 16.45%), và vùng đất có xói mòn hiện trạng cấp VI (>100 tấn/ha/năm) với diện tích ít nhất: 569ha (chiếm 2.63% so với diện tích toàn khu vực). Cả 3 cấp xói mòn này tập trung chủ yếu ở phía Nam của lưu vực và vùng núi Bạch Mã, phía Đông và Tây thì phân bố rải rác xen kẽ với các giá trị của cấp xói mòn khác với diện tích không đáng kể. Trong đó, khu vực xói mòn cấp IV tập trung nhiều nhất ở khu vực núi Bạch Mã thuộc địa phận xã Lộc Trì và xã Lộc Điền, khu vực xói mòn cấp V và cấp VI tập trung ở khu vực đồi núi phía Nam và Tây Nam thuộc thị trấn Lăng Cô, phía Nam xã Lộc Tiến và Đông Nam xã Lộc Thủy. Ở đây có các loại thực phủ như: rừng tự nhiên, rừng trồng nghèo, tuy nhiên đây cũng là khu vực địa hình có độ dốc cao (>450). Chính vì vậy mà xói mòn hiện trạng khu vực này vẫn có điều kiện diễn ra mạnh.
Nhìn chung, từ kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng xói mòn của khu vực đồi núi huyện Phú Lộc cho thấy các diện tích có lớp phủ bề mặt là rừng làm giảm khả năng xói mòn. Chính vì vậy, rừng rất quan trọng, không chỉ vì chúng có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị phòng hộ. Thường nơi trồng rừng là nơi có độ dốc lớn, xói mòn tiềm năng cao, nếu không biết gìn giữ, khi thảm phủ bị mất xói mòn xảy ra rất mãnh liệt.