XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ XÓI MÒN ĐẤT

Một phần của tài liệu (Trang 73 - 77)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ XÓI MÒN ĐẤT

Với những kết quả như trên, đề tài thấy rằng nguy cơ và tốc độ xói mòn đất tại khu vực có độ dốc cao như khu vực đồi núi huyện Phú Lộc là rất đáng lo ngại. Trước hết, cần phải có các giải pháp nhằm khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất tại đây cũng như những khu vực có đặc điểm tương tự. Trên cơ sở những phân tích đánh giá xói mòn đất tại khu vực này với sự hỗ trợ của GIS, Tác giả đưa ra một số giải pháp để hạn chế xói mòn theo từng cấp như sau:

3.3.1. Các giải pháp giúp hạn chế xói mòn đất cấp I – cấp không xói mòn

Ở những khu vực hiện đang chưa bị xói mòn thì cần tiếp tục bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý kết hợp phát triển rừng với lợi dụng rừng đảm bảo mục đích kinh tế và nhưng vẫn bảo vệ môi trường sinh thái.

3.3.2. Các giải pháp giúp hạn chế xói mòn đất cấp II – cấp ít nguy hại

Theo kết quả nghiên cứu, những vùng xói mòn cấp II thường là chân đồi thấp, nơi có thực bì dày, độ dốc nhỏ, đất đai còn tốt, độ phì cao. Biện pháp kỹ thuật đối với khu vực này là bảo vệ hiện trạng lớp phủ.

3.3.3. Các giải pháp giúp hạn chế xói mòn đất cấp III – cấp khá nguy hại

Khu vực xói mòn cấp III – cấp khá nguy hại chiếm 9.23% toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu, các vùng này phân bố trên các khu vực sườn khá dốc, chiều dài sườn không lớn. Vậy nên cần chú trọng đến trồng cây theo đường đồng mức và canh tác theo hàng, cũng như trồng cây trong hố để hạn chế tối đa khả năng xói mòn do dòng chảy mặt và giữ đất cho khu vực canh tác.

3.3.4. Các giải pháp giúp hạn chế xói mòn đất cấp IV – cấp nguy hại

Xói mòn cấp 3 là cấp xói mòn nguy hại, diện tích này chiếm 10.87% diện tích tự nhiên khu vực nghiên cứu. Hiện trạng chính là những lâm phần rừng phục hồi sau nương rẫy, diện tích trảng cỏ, cây bụi. Biện pháp kỹ thuật khả thi với những diện tích này là bảo vệ diện tích rừng hiện có bằng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung các cây bản địa có giá trị kinh tế và có khả năng thích nghi cao với điều kiện sinh thái cao. Cũng có thể trồng bổ sung các loại lâm sản ngoài gỗ những nơi còn tính chất đất rừng.

Đối với những diện tích không còn khả năng phục hồi thành rừng thì có thể trồng lại rừng. Khi trồng rừng có thể ưu tiên chọn cây mọc nhanh như Keo, Bạch đàn để nhanh chóng tạo lớp phủ bảo vệ đất. Cần lưu ý các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khi tác động,

đặc biệt là công tác xử lý thực bì. Cần tránh tối đa việc sử dụng biện pháp xử lý thực bì toàn diện, nên xử lý thực bì theo băng hoặc theo rạch, đồng thời cần xử lý thực bì sớm trước mùa mưa (nên vào mùa xuân, để đến mùa mưa thì cây trồng và cây bụi cũng đã phát triển khá) để đảm bảo an toàn cho đất.

3.3.5. Các giải pháp giúp hạn chế xói mòn đất cấp V – cấp rất nguy hại

Cấp xói mòn rất nguy hại trên địa bàn nghiên cứu chiếm 16.48%, chủ yếu là những diện tích rừng cây bụi hoặc những nơi rừng trồng chưa thành rừng trên các sườn núi có độ dốc lớn, địa hình cao. Cần ưu tiên trồng rừng trên những diện tích này. Nên chọn loài cây mọc nhanh và có khả năng cải tạo đất như Keo, Muồng. Hạn chế tối đa các tác động làm ảnh hưởng đến xói mòn đất như cày xới, xử lý thực bì toàn diện, trồng cây sinh trưởng chậm…

Trên các khu vực rừng tự nhiên cần có các biện pháp mạnh tay kết hợp với công tác tuyên truyền để hạn chế sự chặt phá, đốt rừng lấn đất để làm nương rẫy và rừng trồng nghèo.

3.3.6. Các giải pháp giúp hạn chế xói mòn đất cấp VI – cấp cực kỳ nguy hại

Diện tích xói mòn cực kỳ nguy hại chỉ chiếm 2.45% diện tích tự nhiên của khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên xói mòn cực kỳ nguy hại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất đất, làm đất bị thoái hóa nghiêm trọng. Xói mòn cấp VI chủ yếu tập trung ở những khu vực có độ dốc lớn, lớp phủ mặt đất thấp. Cần phủ xanh diện tích này bằng rừng trồng cây mọc nhanh, cây có tác dụng cải tạo đất. Nghiêm cấm các hành vi chặt phá rừng đầu nguồn trái phép, kết hợp với công tác tuyên truyền cho người dân biết tác hại của xói mòn và tầm quan trọng của lớp phủ rừng đối với việc hạn chế xói mòn. Nếu có điều kiện cần kết hợp các biện pháp công trình chống xói mòn. Khi xử lý thực bì trồng rừng tuyệt đối không được xử lý toàn diện, tránh mùa mưa (nên vào mùa xuân, để đến mùa mưa thì cây trồng và cây bụi cũng đã phát triển khá).

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) kết hợp phương trình mất đất phổ dụng của Wischmeier W.H - Smith D.D để dự báo xói mòn đất ở khu vực đồi núi huyện Phú Lộc là vấn đề mới, có ý nghĩa khoa học và mang tính thực tiễn, thời sự.

- Thông qua việc sử dụng mô hình USLE và công nghệ GIS đề tài đã xây dựng được các bản đồ hệ số R, K, LS, C, P của khu vực nghiên cứu. Từ đó thành lập bản đồ xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng cho khu vực đồi núi huyện Phú Lộc, là cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý cho khu vực nghiên cứu, đảm bảo tính bền vững của lãnh thổ.

- Đề tài đã căn cứ vào tình hình thực tế và kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất cho khu vực nghiên cứu theo từng cấp xói mòn. Do thời gian có hạn nên những đề xuất này có thể chưa được đầy đủ. Tuy nhiên, đây là tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho địa phương và nhân dân.

2. Kiến nghị

Dựa vào kết quả đạt được đề tài có một số kiến nghị sau:

- Xói mòn đất là một quá trình lâu dài, nó diễn ra với thời gian và cường độ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hậu quả không thấy rõ được trước mắt, do đó việc đánh giá thực trạng xói mòn cần có đầy đủ số liệu và khảo sát thực tế.

- Từ kết quả của nghiên cứu có thể thấy được tầm quan trọng của độ che phủ thảm thực vật, hình thức canh tác. Do đó, cần có lịch canh tác mùa vụ sao cho vào mùa mưa thì mức độ che phủ của thực vật ở mức độ cao.

- Cần tiếp tục có những nghiên cứu đánh giá về xói mòn đất trên những phạm vi lớn hơn (cấp tỉnh) để đồng bộ trong quá trình phân tích đánh giá và lựa chọn các biện pháp tác động mang tính tổng hợp và hệ thống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Tiến Hà (2009), “Ứng Dụng Công Nghệ Hệ Thống Thông Tin Địa Lý (GIS)

Để Dự Báo Xói Mòn Đất Huyện Sơn Động - Tỉnh Bắc Giang”, Luận văn Thạc (Mã số:

60.62.60), Đại học Thái nguyên.

[2]. PGS. TS. Bảo Huy, “GIS và viễn thám trong quản lý tài nguyên rừng và môi

trường”.

[3]. Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Đình Kỳ (2012), “Đánh giá định lượng xói mòn đất đồi

núi vùng Thanh – Nghệ - Tĩnh bằng phương pháp mất đất phổ dụng và hệ thống thông tin địa lý”, Tạp chí các khoa học về Trái đất, 34(1), trang 31-37.

[4]. Trương Đình Trọng, Nguyễn Quang Việt, Đỗ Thị Việt Hương (2012), “Đánh giá khả

năng xói mòn đất ở huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị bằng mô hình RMMF (Revised Morgan-Morgan-Finney)”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, Tập 74A, Số 5, tr.173-184.

[5]. Dương Thị Anh Đào, “Ứng dụng GIS trong việc định lượng xói mòn tiềm năng và

xói mòn hiện trạng lưu vực con Cần Lê”, WWW.gistrung.com.

[6]. Đinh Văn Hùng (2009), “Ứng dụng Viễn thám và GIS đánh giá xói mòn đất khu vực

Yên Châu tỉnh Sơn La”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học, ĐHQG Hà Nội.

[7]. Lê Hoàng Tú (2011), “Ứng dụng GIS trong đánh giá mức độ xói mòn đất tại lưu vực

sông Đa Tam tỉnh Lâm Đồng”, Khóa luận tốt nghiệp, ngành: Hệ thống Thông tin Địa lý,

trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

[8]. Trần Lê Minh Châu (2013), “Nghiên cứu xói mòn đất bằng mô hình Swat và đề xuất

giải pháp hạn chế suy thoái tài nguyên đất huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế”,

Luân văn Thạc sĩ khoa học Địa lý Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học, Đại Học Huế. [9]. Huỳnh Tấn Sinh (2011), “Đánh giá xói mòn đất ở huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị”, Khóa luận tốt nghiệp, Chuyên ngành Địa lý Tài nguyên và Môi trường, khóa 31 trường Đại học Khoa học, Đại Học Huế.

[10]. Nguyễn Huy Anh (2014), “Ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám để đánh giá nguy

cơ trượt lở đất ở vùng đồi núi huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Viện Tài nguyên và

Môi trường, Đại Học Huế.

[11]. Nguyễn Huy Anh, Lê Văn Thăng, Vũ Văn Phái (2012), “Nguyên cứu phân vùng

Thiên Huế”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 28, (5S), tr.

1 – 11.

[12]. Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Lộc (2013), Báo cáo hiện trạng sử dụng các nguồn tài nguyên huyện Phú Lộc, Phú Lộc.

[13]. Ủy ban Nhân dân huyện Phú Lộc (2014), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát

triển kinh tế - xã hội năm 2013 và nhiệm vụ, kế hoạch năm 2014, Phú Lộc.

[14]. Phòng Thống kê huyện Phú Lộc, Niêm giám thống kê huyện Phú Lộc 2010, Phú Lộc.

Tham khảo ở một số địa chỉ web:

[15]. http://www.fao.org/docrep/t0389e/T0389E03.htm#Extent of soil erosion [16]. http://www1.thuathienhue.gov.vn/

[17]. Ứng dụng hệ thông thông tin địa lý viễn thám trong nông nghiệp và phát triển nông thôn – 04/2006. Nguồn: www.ipsard.gov.vn/images/2007/07/ GIS.doc

[18]. http://www.dost-bentre.gov.vn/chuyen-muc/thong-tin/202-khai-nim-v-h-thng - thong-tin-a-ly-gis.html [19].http://giaoducmoitruong-giz-baclieu.com/index.php?title=X%C3%B3i_ m%C 3%B2 n_%C4%91%E1%BA%A5t. [20]. http://earthobservatory.nasa.gov/Features/MeasuringVegetation/measuri ng_vegetation_2.php. Và một số trang web khác.

Một phần của tài liệu (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)