QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN ĐẤT

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 52)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1. QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN ĐẤT

3.1.1. Quy trình chung

Hình 3.1.Quy trình đánh giá xói mòn chung

Để xây dựng một quy trình chung cho việc đánh giá xói mòn thì trước tiên cần phải xác định được mục đích và yêu cầu của đề tài cần những gì, đây là bước khởi đầu

Xác định mục đích, yêu cầu của đề tài

Xây dựng đề cương nghiên cứu và nội dung thực hiện

Thu thập số liệu,

bản đồ Thu thập tài liệu

liên qua Khảo sát thực địa Bản đồ R Bản đồ K Bản đồ LS Bản đồ C Bản đồ P Bản đồ xói mòn đất

nhưng lại rất quan trọng. Xác định được mục đích và yêu cầu của đề tài rồi từ đó xây dựng đề cương và nội dung thực hiện. Sau khi có được đề cương và nội dung tác giả sẽ dựa vào đó để tiến hành thu thập những tài liệu, số liệu và các bản đồ có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ngoài ra, để kiểm chứng mức độ tin cậy của các tài liệu đã thu thập được và giúp cho đề tài có chất lượng và độ chính sát cao hơn, ta phải đi khảo sát thực địa của khu vực nghiên cứu. Bây giờ, khi đã có đầy đủ tài liệu, số liệu và bản đồ của đề tài rồi ứng dụng công cụ GIS để thành lập các bản đồ thành phần (các bản đồ về hệ số R, K, LS, C, P). Cuối cùng, đề tài tiếp tục nhờ sự trợ giúp của công cụ GIS để tiến hành chồng ghép số học các bản đồ thành phần đã thành lập trên để tạo ra kết quả cuối cùng là bản đồ xói mòn tiềm năng và xói mòn hiện trạng của khu vực nghiên cứu.

3.1.2. Quy trình chi tiết

Hình 3.2. Quy trình đánh giá xói mòn chi tiết

Từ quy trình chung làm cơ sở, tác giả tiếp tục tiến hành lập quy trình thực hiện chi tiết để đánh giá xói mòn đất ở khu vực nghiên cứu. Cụ thể là đề tài phải thu thập dữ liệu đầu vào là bản đồ, tài liệu và số liệu của bản đồ đường đẳng mưa, bản đồ đất, bản đồ địa

hình và ảnh viễn thám (trong đề tài sử dụng ảnh Landsat kênh 4 và kênh 5). Từ bản đồ đường đẳng mưa, tác giả thành lập bản đồ lượng mưa, sau đó áp dụng công thức tính toán để tạo ra được bản đồ hệ số R tương ứng. Bản đồ đất cũng tương tự, tác giả phân tích tính chất của tầng loại đất và thống nhất hệ số K cho khu vực nghiên cứu, đề tài được bản đồ hệ số K của khu vực nghiên cứu. Ở bản đồ địa hình thì phức tạp hơn là phải nội suy để tạo mô hình DEM rồi từ đó đề tài tạo các bản đồ thành phần khác rồi áp dụng công thức để thành lập bản đồ hệ số LS và hệ số P của khu vực nghiên cứu. Và cuối cùng từ ảnh Landsat, tác giả thành lập bản đồ chỉ số thực vật, từ đó đề tài có được bản đồ hệ số C tương ứng. Sau khi đã có các bản đồ thành phần (bản đồ hệ số R, K, C, LS, P), để thành lập bản đồ xói tiềm năng của khu vực nghiên cứu, tác giả tiến hành chồng ghép số học các hệ số R, K, LS (nhân các hệ số lại với nhau R.K.LS). Từ bản đồ xói mòn tiềm năng, tác giả tiến hành phân loại theo cấp độ xói mòn và kết quả thứ nhất là đề tài có được bản đồ cấp xói mòn tiềm năng của khu vực nghiên cứu. Để có được bản đồ xói mòn hiện trạng thì tác giả tiếp tục chồng ghép số học như trên của tất cả các hệ số thành phần (R.C.K.LS.P) hoặc (bản đồ xói mòn tiềm năng.C.P), đề tài có được bản đồ xói mòn hiện trạng của khu vực nghiên cứu. Tác giả tiếp tục phân loại và kết quả thứ 2 thu được bản đồ phân cấp xói mòn hiện trạng khu vực nghiên cứu. Từ kết quả 1 và 2, tiến hành phân tích và so sánh để hoàn thiện đề tài.

Một phần của tài liệu (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)