Bản đồ xói mòn tiềm năng khu vực đồi núi huyện Phú Lộc

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ XÓI MÒN ĐẤT CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2.6. Bản đồ xói mòn tiềm năng khu vực đồi núi huyện Phú Lộc

Bản đồ xói mòn tiềm năng nhằm thể hiện mức độ xói mòn với giả sử không có lớp phủ thực vật và các biện pháp chống xói mòn. Xói mòn tiềm năng có quan hệ mật thiết với các yếu tố tự nhiên như: chế độ mưa (được thể hiện qua chỉ số (R), khả năng kháng xói mòn của đất (K) và yếu tố địa hình (LS). Để xây dựng mô hình xói mòn tiềm năng đề tài đã sử dụng công thức mất đất phổ dụng của Wishmeier và Smith (1978).

A = R x K x LS

Trong đó:

A: Là lượng mất đất hàng năm (tấn/ha). R: Hệ số xói mòn bởi mưa.

K: Hệ số xói mòn của đất.

LS: Hệ số chiều dài và sườn dốc.

Để xây dựng mô hình xói mòn tiềm năng theo công thức trên đề tài đã sử dụng phương pháp chồng lớp số học. Kết quả A chính là giá trị trên từng điểm ảnh tương ứng nhân với nhau, đề tài có được bản đồ xói mòn tiềm năng.

Căn cứ vào bản đồ xói mòn tiềm năng và tham khảo bảng phân cấp xói mòn của khu vực đồi núi Thanh – Nghệ - Tĩnh [3], đề tài tiến hành phân loại xói mòn tiềm năng ở khu vực đồi núi huyện Phú Lộc. Kết quả có được là bản đồ phân cấp xói mòn của khu vực nghiên cứu.

Bảng 3.3. Phân cấp xói mòn tiềm năng khu vực đồi núi huyện Phú Lộc

STT Cấp xói mòn Lượng đất mất (tấn/ha/năm) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Cấp I 0 – 50 5396 23.24 2 Cấp II 50 – 100 940 4.05 3 Cấp III 100 – 200 3355 14.45 4 Cấp IV 200 – 400 5605 24.14 5 Cấp V 400 – 800 4720 20.33 6 Cấp VI 800 – 1600 1999 8.61 7 Cấp VII 1600 – 3200 760 3.27 8 Cấp VIII > 3200 444 1.91 9 Tổng 23219 100

Từ bảng số liệu trên đề tài có được biểu đồ sau:

Hình 3.9. Biểu đồ cơ cấu diện tích xói mòn tiềm năng phân theo cấp

Qua bản đồ xói mòn tiềm năng và bảng số liệu thống kê của khu vực đồi núi huyện Phú Lộc đề tài có thể thấy xói mòn tiềm năng có quan hệ chặt chẽ với yếu tố địa hình của khu vực (giá trị LS). Hầu như xói mòn diễn ra trên toàn lưu vực. Xói mòn ở cấp độ IV (200 - 400 tấn/ha/năm) chiếm diện tích lớn hơn cả 24.14% diện tích toàn khu vực còn các cấp xói mòn khác chiếm diện tích tương đối (từ 1.91 – 23.24%) và thấp nhất là xói mòn cấp VIII (1.91%). Sau đây là nhận xét tổng quát các cấp xói mòn tiềm năng của khu vực đồi núi huyện Phú Lộc:

- Vùng đất có xói mòn tiềm năng cấp I (0 – 50 tấn/ha/năm): Trong khu vực nghiên cứu, xói mòn tiềm năng cấp I chiếm diện tích lớn thứ 2 với 5396 ha (chiếm 23.24% so với diện tích toàn khu vực), tập trung chủ yếu ở vùng ven phía Bắc, phía tây nơi tiếp giáp với khu vực đồng bằng, và vùng thung lũng của các sông, suối. Khu vực này ít xói mòn

do địa hình có độ dốc thấp và các loại đất chủ yếu thuộc nhóm đất đỏ vàng (K = 0,12 – 0,32).

- Vùng đất có xói mòn tiềm năng cấp II (50 - 100 tấn/ha/năm): Có diện tích là 940ha (chiếm 4.05% so với diện tích toàn khu vực). Phân bố rải rác xen kẽ với các vùng đất có xói mòn tiềm năng cấp I và có hệ số xói mòn do địa hình, loại đất, hệ số xói mòn do mưa tương tự vùng xói mòn cấp I.

- Vùng đất có xói mòn tiềm năng cấp III (100 – 200 tấn/ha/năm): Với diện tích 3355ha, (chiếm 14.45% so với diện tích toàn khu vực). Khu vực này phân bố rải rác trong khu vực ngoại trừ vùng ven đầm Lập An ở thị trấn Lăng Cô và vùng chân núi thôn Thủy Tụ, xã Lộc Tiến là vùng hoàn toàn là xói mòn cấp I, xen lẫn với vùng đất có xói mòn tiềm năng cấp II, nhưng độ dốc có giá trị cao hơn từ 3 – 80 đồng nghĩa với hệ số xói mòn cũng cao hơn.

- Vùng đất có xói mòn tiềm năng cấp IV (200 - 400 tấn/ha/năm): Với diện tích 5605ha (chiếm 24.14% so với diện tích toàn lưu vực). Đây là cấp xói mòn chiếm diện tích lớn nhất khu vực nghiên cứu. Phân bố rải rác trên toàn bộ khu vực.

- Vùng đất có xói mòn tiềm năng cấp V (400 - 800 tấn/ha/năm): Có diện tích 4720ha, (chiếm 20.33% so với diện tích toàn khu vực), phân bố trên toàn bộ khu vực nghiên cứu giáp với khu vực có xói mòn cấp IV - nơi mà hệ số xói mòn do địa hình và hệ số xói mòn do mưa (R) thay đổi và tăng dần lên.

- Vùng đất có xói mòn tiềm năng cấp VI (800 - 1600 tấn/ha/năm): Có diện tích 1999ha, (chiếm 8.61% so với diện tích toàn khu vực), phân bố chủ yếu ở phía Nam. Ở đây hệ số LS cao, đây chính là cơ sở để xói mòn khu vực này diễn ra mạnh mẽ.

- Vùng đất có xói mòn tiềm năng cấp VII (1600 - 3200 tấn/ha/năm): Có diện tích 760ha, (chiếm 3.27% so với diện tích toàn lưu vực), phân bố rải rác ở khắp khu vực nghiên cứu, nhất là ở phía nam, nằm dọc theo khu vực xói mòn cấp VI.

- Vùng đất có xói mòn tiềm năng cấp VIII (> 3200 tấn/ha/năm): Có diện tích tương đối nhỏ 444ha (chiếm 1.91% so với diện tích toàn lưu vực) nhỏ nhất so với các cấp xói mòn khác. Phân bố chủ yếu ở những vùng thượng nguồn của các con sông, suối. Ở đây hệ số xói mòn do địa hình, xói mòn do mưa tương đối lớn và khả năng kháng xói mòn của đất thấp. Đây chính là cơ sở để xói mòn khu vực này diễn ra mạnh mẽ.

Nhìn chung các cấp xói mòn tiềm năng ở khu vực đồi núi huyện Phú Lộc có sự phân bố không đồng đều (khu vực có hệ số xói mòn cao tập trung ở phía Nam). Các cấp xói mòn diễn biến khá phức tạp và có xu hướng giảm từ cấp I (23,24%) đến cấp II (4,05%) sau đó tăng đến cấp IV (24.24%) rồi lại giảm đến cấp VIII (1.91%).

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)