B. NỘI DUNG
3.2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ XÓI MÒN ĐẤT CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.2.1. Bản đồ xói mòn do mưa – R
Hệ số xói mòn do mưa (hệ số R) là khả năng gây ra xói mòn của mưa, tương ứng với tiềm năng xói mòn do mưa trong điều kiện đất trống với độ dốc 9%. Tác động của mưa gây xói mòn đất phụ thuộc vào tính chất vật lý của mưa, chủ yếu là kích thước hạt mưa và tốc độ rơi (theo Wischmeier 1958) [3]. Nhưng do không có số liệu về kích thước hạt mưa và tốc độ rơi nên trong Luận văn này hệ số R sẽ được tính toán theo lượng mưa trung bình hàng năm và áp dụng công thức tính R của Nguyễn Trọng Hà (1996) [7]:
R = 0,548257 x P – 59,9
Trong đó: R: Hệ số xói mòn của mưa và dòng chảy. P: Lượng mưa trung bình năm.
Qua tìm hiểu cho thấy công thức của Nguyễn Trọng Hà là thích hợp cho vùng nghiên cứu này nhất vì công thức trên được tạo ra để tính hệ số R phù hợp với chế độ khí
hậu của Việt Nam. Cho nên, công thức này có tính chính xác cao hơn các công thức khác dùng để tính hệ số R cũng ở Việt Nam [5].
Sau khi có bản đồ đường đẳng mưa, tác giả đã sử dụng lệnh Clip trong ArcGIS để cắt đường đẳng mưa theo khu vực nghiên cứu. Dùng Mapinfo để chuyển bản đồ đường đẳng mưa thành bản đồ lượng mưa của khu vực đồi núi huyện Phú Lộc. Tiếp tục mở bản đồ lượng mưa trên ArcGIS, nhập giá trị lượng mưa sau đó tính hệ số xói mòn do mưa (R). Sử dụng công thức tính R của Nguyễn Trọng Hà và phần mềm ArcGIS để tính, thống nhất độ lớn pixel là 30, đề tài thu được bản đồ hệ số xói mòn do mưa.