CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÓI MÒN Ở KHU VỰC ĐỒI NÚ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Phú Lộc là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Song song với quốc lộ 1A cùng tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc suốt 65km chiều dài của huyện là bờ biển và dãy núi Trường Sơn đến tận đỉnh đèo Hải Vân – nơi giáp ranh với thành phố Đà Nẵng. Được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 16010’32’’ đến 16024’45’’ vĩ độ Bắc và 107019’05’’ đến 108012’55’’ kinh độ Đông [16].
Ranh giới hành chính của huyện được xác định:
- Phía Bắc giáp thị xã Hương Thủy và huyện Phú Vang - Phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng
- Phía Đông giáp biển Đông - Phía Tây giáp huyện Nam Đông
Huyện Phú Lộc có 18 đơn vị hành chính, bao gồm 16 xã và 2 thị trấn, với tổng diện tích 72092,03 km2, chiếm 14,4% diện tích tự nhiên toàn tỉnh [10]. Thời gian qua, huyện Phú Lộc được Nhà nước và Tỉnh quan tâm đầu tư phát triển kinh tế và hoàn thiện cơ sở hạ tầng: đã hình thành Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; nhiều công trình hạ tầng quan trọng trên địa bàn huyện được xây dựng hoàn thành như: Cảng nước sâu Chân Mây, hầm đường bộ Hải Vân, cầu Tư Hiền, cầu Lăng Cô, đường ven đầm Lập An và nhiều công trình giao thông đô thị, điện, nước, thủy lợi,... tạo nền tảng cơ bản và điều kiện thuận lợi thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển mạnh hơn trong giai đoạn tới [12].
Khu vực nghiên cứu của đề tài là toàn bộ khu vực đồi núi của huyện Phú Lộc, khu vực này nằm ở phía Nam và phía Tây của huyện, trải dài qua 6 xã là: Nam Đông, Lộc Hòa, Lộc Điền, Lộc Trì, Lộc Thủy, Lộc Tiến, và 2 thị trấn là: thị trấn Phú Lộc và thị trấn Lăng Cô. Khu vực đồi núi huyện Phú Lộc có Quốc lộc 1 và đường sắt Bắt – Nam chạy qua ở rìa phía Đông, có đường Tỉnh lộ La Sơn – Nam Đông chạy qua rìa phía Tây, và vườn Quốc gia Bạch Mã.
Ranh giới hành chính của khu vực được xác định: - Phía Bắc giáp khu vực đồng bằng huyện Phú Lộc
- Phía Nam giáp với huyện Hòa Vang và Quận Liên Chiểu của thành phố Đà Nẵng - Phía Đông giáp biển Đông
- Phía Tây giáp huyện Nam Đông
Với vị trí địa lý như vậy, khu vực đồi núi huyện Phú Lộc là nơi có nhiều thuận lợi để phát triển lâm nghiệp và du lịch sinh thái. Nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế để tạo việc làm, ổn định đời sống của người dân, trong những năm gần đây khu vực này luôn nhận được sự quan tâm và đầu tư đúng mức của Ủy ban nhân dân Tỉnh cũng như Ủy ban nhân dân Huyện Phú Lộc để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để khai thác có hiệu quả các khu du lịch và phát triển các ngành kinh tế như: đầu tư mở rộng đường La sơn – Nam Đông, La Sơn – Túy Loan, đường vào Thiền viện trúc lâm Bạch Mã, đường vào các điểm du lịch sinh thái như vườn Quốc gia Bạch Mã, thác Nhị hồ, suối Voi, thác Trượt,…Ngoài ra, còn đầu tư xậy dựng là cải tạo khu du lịch sinh thái vườn Quốc gia Bạch Mã, và hồ Truồi,..
b. Địa chất
Đặc điểm địa chất của huyện Phú Lộc được chia thành 2 khu vực chính là: Phức hệ Hải Vân, phân bố ở các dãy núi động Truồi, Bạch Mã, Vĩnh Phong, Chân Mây,… Phức hệ có 2 pha xâm nhập và pha đá mạch. Pha 1: melanogranit biotit, granit biotit, granit 2 mica chiếm khối lượng 90%; Pha 2 granit 2 mica sang màu, hạt nhỏ - vừa, granit alxit; Pha đá mạch: granit aplit hạt nhỏ, Pegmatit murcovit; Trầm tích Đệ tứ: phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển của huyện gồm hai hệ tầng chính là hệ tầng Phú Vang và Phú Bài [11].
Như vậy, khu vực đồi núi huyện Phú Lộc phần lớn thuộc phức hệ Hải Vân, với cấu tạo địa chất như vậy cộng với điều kiện khí hậu mưa theo mùa dẫn đến việc thường xuyên xảy ra hiện tượng trượt lở, tai biến.
c. Địa hình, địa mạo
Dựa vào độ cao tuyệt đối và tương đối của địa hình, có thế chia khu vực nghiên cứu thành các khu vực địa hình như sau:
- Khu vực núi trung bình: Khu vực này bao gồm Bạch Mã, động Truồi và dãy Bạch Mã - Hải Vân (độ cao tuyệt đối trên 750m và độ cao tương đối trên 100m):
Bạch Mã là một khối núi được cấu tạo bằng đá hoa cương lẫn biến chất, một kiến trúc thể nền được tân kiến tạo nâng cao. Khác với các núi trung bình khác, Bạch Mã có đỉnh rộng và tương đối bằng phẳng, cao từ 1.200 - 1.450m. Nằm ở khu vực mưa nhiều nên trên bề mặt đỉnh, mặc dù ở độ cao lớn nhưng vẫn có nhiều khe suối. Suờn núi Bạch Mã rất dốc, độ dốc phổ biến từ 26 - 350, sườn thường bị chia cắt bởi nhiều hệ thống sông, suối lớn nhỏ. Phía sườn Đông là sông, đầm cầu Hai, phía sườn Bắc và Tây Bắc là sông Truồi. [10].
Núi trung bình còn kéo dài về phía Tây với động Nong và động Truồi. Động Nong cao 1.241m, động Truồi cao 1.154m. Giữa hai động này đường phân thủy hạ thấp dưới dạng yên ngựa. Phía Đông động Nong và động Truồi, một nhánh núi khác của sườn Bắc Bạch Mã vươn xa về phía bờ đầm cầu Hai với đường phân thủy có nơi cao trên 800m bao bọc lấy thung lũng sông Truồi. Dãy Bạch Mã - Hải Vân tiếp tục chạy dài về phía Đông với đường đỉnh nhấp nhô như hình răng cưa. Các đỉnh cao đều nằm trên đường phân thủy giữa Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng và Phú Lộc như Hòn Than (1.517m) đầu nguồn sông Bù Lu phía Nam Lộc Thủy, đỉnh Hòn Cháy (1.413m), đỉnh Hói Mít (1.292m) đầu
nguồn sông Hói Mít, tiếp đến hạ thấp dần từ núi Hoi (1.192m) qua đèo Hải Vân (724m) rồi thấp dần về phía biển [10].
- Khu vực núi thấp: Là những nơi có độ cao tuyệt đối từ 250 - 750m, độ cao tương đối trên 100m. Địa hình núi thấp phân bố thành một dải hẹp chuyển tiếp từ núi trung bình sang đồi và đồng bằng [10].
- Đồi: Đây là khu vực tiếp giáp với đồng bằng với những nhóm và dãy đồi có độ cao từ 10 - 250m. Nếu là dãy đồi thì thường phân nhánh từ trên các đường đỉnh về các phía khác nhau làm tăng tính chất phức tạp trong phân bố không gian. Đồi có đỉnh hẹp, sườn dốc, mức độ chia cắt sâu và ngang khá lớn. Với đặc trưng hình thái như vậy kết hợp với mưa lớn nên nhiều nơi đá gốc lộ rõ trên sườn, trên đỉnh. Do đó, lớp phủ thổ nhưỡng ở đây được hình thành trên các sản phẩm phong hóa nghèo chất dinh dưỡng [10].
- Đồng bằng: Đồng bằng thuộc loại thấp đang được tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở mở rộng đồng bằng phù sa hiện đại cùng với sự thu hẹp dần diện tích đầm phá. Do trải qua một quá trình chịu tác động phức tạp của sông, biển trong lịch sử hình thành nên trên bề mặt đồng bằng trầm tích không đồng nhất cả về thành phần và tuổi, hầu hết đều thuộc trầm tích Đệ tứ. Ở khu vực ven biển có thể nhận thấy các dải [10]
Đầm phá: Nằm trong cảnh quan chung của đồng bằng ven biển, Phú Lộc cũng là huyện có diện tích đầm phá lớn trên 10.000ha, bao gồm Đầm cầu Hai, đầm Lăng Cô dải [10]
Qua khảo sát cho thấy, quá trình xói mòn đất xuất hiện ở khu vực núi trung bình, núi thấp và vùng đồi, đặc biệt là do địa hình cao, độ dốc và độ chia cắt lớn đã làm cho quá trình này càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Đây còn là vùng phát triển trồng các loại cây chuyên canh tập trung và chăn nuôi gia súc góp phần làm tăng quá trình xói mòn đất. Chính vì vậy, khu vực nghiên cứu của đề tài là khu vực đồi núi của huyện.
d. Khí hậu
* Chế độ nhiệt:
Nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào nên Phú Lộc có một nền nhiệt độ cao. Tuy nhiên do sự phân hóa nhiệt độ theo độ cao nên ở đồng bằng khá tiêu biểu cho chế độ nhiệt ở vùng nhiệt đới, còn ở miền núi cao trên 500m thì do quy luật giảm nhiệt độ theo độ cao nên có những chỉ tiêu không đạt tiêu chuẩn nhiệt đới. Điều đó cho thấy chế độ nhiệt ở Phú Lộc không những thay đổi theo thời
gian do tác động của hoàn lưu khí quyển mà còn phân hóa theo không gian dưới tác động của độ cao địa hình và hướng sườn [10].
Địa hình Phú Lộc cao dần từ Đông sang Tây nên nhiệt độ có xu hướng giảm dần từ Đông sang Tây [10].
Nhiệt độ trung bình năm: miền núi: 200c, đồng bằng: 25,20c. Nhiệt độ cao tuyệt đối: đồng bằng: 440c, miền núi: 430c. Nhiệt độ thấp tuyệt đối: miền núi: 8,80c, đồng bằng: 1 l,20c.
Nếu xét chi tiết hơn thì nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng và đồi núi thấp dưới 100m dao động trong khoảng 24 - 250C, lên cao 500 - 800m chỉ còn 20 - 220c và từ độ cao l.000m trở lên thì nhiệt độ giảm xuống dưới 180c. Tương ứng với giảm nhiệt độ trung bình năm theo độ cao là sự giảm của tổng nhiệt độ năm. Qua những số liệu người ta đã tính toán cho thấy ở vùng dưới 100m tổng nhiệt độ năm đạt 8.500 - 9.0000c, từ 100 - 500m đạt 8.000 - 8.5000c, những khu vực có độ cao trên 500m có tổng tích ôn dưới 8.0000c [10].
* Chế độ mưa:
Nhìn chung Phú Lộc là huyện có lượng mưa rất lớn và lượng mưa có sự phân hóa theo không gian và thời gian rất rõ rệt [10].
- Phân bố lượng mưa năm theo không gian:
Phú Lộc nằm ở sườn Đông của dãy núi Bạch Mã lại tiếp giáp với biển nên lượng mưa năm khá phong phú, phân bố lượng mưa có xu hướng tăng theo chiều cao địa hình.
Bảng 2.1. Lượng mưa trung bình các tháng trong năm [10]
Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Nam
Đông 97 47 52 93 210 250 171 204 392 1.004 656 238 3.454
TP.Huế 95 48 34 47 104 125 71 120 335 762 562 252 2.555
Lộc Trì 187 53 20 63 189 225 75 95 531 924 779 295 3.436
Như vậy, Phú Lộc là một trong những huyện có lượng mưa nhiều nhất trong tỉnh. Do tác động giữa điều kiện địa hình và hoàn lưu khí quyển nên ở Phú Lộc có trung tâm mưa lớn là Bạch Mã, Thừa Lưu.
- Phân bố lượng mưa năm theo thời gian:
Do đặc điểm địa hình Phú Lộc núi cao chạy sát biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nên rất thuận lợi cho việc hứng gió mùa Đông Bắc mang theo không khí ẩm của biển Đông nên mùa mưa lệch về cuối năm dương lịch, mùa mưa nhiều tập trung vào các tháng IX, X, XI, XII. Lượng mưa của các tháng mùa mưa chiếm tới hơn 70% lượng mưa cả năm với lượng mưa trung bình thường đạt trên 250mm, có tháng trên 900mm (tháng X), thời gian mùa ít mưa dài gấp đôi nhưng lượng mưa chỉ chiếm chưa tới 30% tổng lượng mưa năm. Ngoài mùa mưa chính còn một mùa mưa phụ thường xảy ra vào tháng V đến tháng VIII và cao nhất là vào tháng V và tháng VI [10].
Với thực tế biến trình mưa, theo quy ước của các nhà khí tượng Việt Nam thì ở Phú Lộc, mùa mưa ít kéo dài từ tháng II đến tháng VIII. Mặc dù trong khoảng thời gian đó có một mùa mưa phụ từ tháng V đến tháng VIII nhưng so với mùa mưa nhiều (tháng IX đến tháng I năm sau) cũng như so với tổng lượng mưa cả năm thì có sự chênh lệch rất lớn [10].
* Chế độ gió:
Trên địa bàn huyện Phú Lộc có các hướng gió chính là gió Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc. Gió Tây Nam, Đông Nam xuất hiện vào tháng IV - IX. Gió Tây Bắc, Đông Bắc xuất hiện từ tháng IX - III; thường có bão vào các tháng IX – XI.
Nhìn chung, khí hậu Phú Lộc nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố độ cao và hướng địa hình nên ở đây trở thành tâm mưa của tỉnh cũng như của cả nước, trở thành vùng có nguy cơ xảy ra các tai biến như lũ quét, xói mòn, trượt lở đất [10].
e. Thủy văn
Phú Lộc có một hệ thống sông suối phong phú và phức tạp, các hệ thống sông suối chính trên địa bàn huyện bao gồm 5 con sông chính, bao gồm: sông Nong, sông Truồi, sông Thừa Lưu (Bù Lu), sông Cầu Hai và một phần sông Tả Trạch, cùng với nhiều khe suối nhỏ chảy từ vùng núi đến đồng bằng bán sơn địa tạo nên nguồn nước mặt khá dồi dào [12].
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hơn 11.350 ha đất mặt nước thuộc các đầm phá lớn như đầm Cầu Hai, đầm Lập An... tạo nên một vùng sinh thái ven biển đặc thù, cho phép phát triển đánh bắt và nuôi trồng nhiều loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên do địa hình đầu nguồn dốc các sông ngắn, mưa nhiều nên thường gây ra lũ lụt và sạt lỡ khi mùa mưa tới. Mùa khô thì nắng gay gắt nên thiếu nước, sông cạn, các vùng ven biển nước mặn theo các cửa sông xâm nhập gây mặn tràn, mặn ngấm ảnh hưởng tới sản xuất sinh hoạt của dân cư [12].
f. Thổ nhưỡng, sinh vật
* Thổ nhưỡng:
Thổ nhưỡng ở đây được phát triển trên 1 địa hình phức tạp với nhiều loại đá mẹ khác nhau vì vậy phân loại đất cũng rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại đất chính như sau:
Bảng 2.2. Diện tích các loại đất chính [11]
Loại đất Diện tích
(ha)
Phân bố
Đất cát ven biển (C) 7089.84 Ven biển
Đất mặn (M) 1143.11 Của sông, ven biển
Đất phù sa (P) 1836.34 Ven các con sông
Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs) 4793.46 Vùng đồi
Đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp) 2990.9 Thung lũng sông Đất đỏ vàng trên đá granit (Fa) 26713.17 Vùng đồi núi
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa (Fi) 7913.47 Đồng bằng ven biển
Đất dốc tụ (D) 606.02 Lộc Sơn, Xuân lộc
Đất mùn vàng đỏ trên đá mắc ma axit (Ha) 3465.52 Bạch Mã
Đất xói mòn trơ sỏi đá (E) 3875.99 Có độ cao trên 250
Tài nguyên đất của huyện khá đa dạng trên nhiều địa hình khác nhau, thích hợp với nhiều loại cây trồng, song tính chất không đồng đều ấy cũng tạo cho sự canh tác phân tán manh mún, điều kiện cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá gặp khó khăn. Bên cạnh đó sự canh tác không đúng quy trình làm độ phì bị giảm kiệt, hiện tượng chua hoá, sỏi sạn hoá bạc màu nghiêm trọng. Khu vực ven biển hiện tượng mặn tràn, mặn ngấm quanh năm, cát bay và biển lấn vào đất liền cũng thường xảy ra, khu vực đồi núi thì các tai biến như xói mòn, trượt lở đất cũng thường xuyên xảy ra gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Đòi hỏi phải khắc phục kịp thời những hiện tượng thay đổi về môi trường đất, bên cạnh đó phải bảo vệ và
làm cho đất đai ngày càng tốt hơn [12].
* Sinh vật:
Với đặc điểm khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa hai miền Nam – Bắc nên thành phần loài thực vật ở đây rất phong phú. Khu vực này là nơi giao lưu giữa hai luồng thực vật từ phía Bắc xuống và từ phía Nam lên. Luồng thực vật phía Bắc xuống bao gồm những loài thuộc các họ Đậu (Leguminosae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trầm (Melaleucadendre)... Còn luồng thực vật từ phía Nam lên phần lớn là những loài thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) như: Kiền kiền, Chò đen, Dầu đọt tím (đầu rái) phân bố ở độ cao từ 200 - 800m [10].
Phú Lộc gồm có các kiểu thảm thực vật sau [10]:
- Thảm thực vật tự nhiên gồm rừng kín thường xanh á nhiệt đới; phân bố ở độ cao trên 750m ở dãy núi Bạch Mã, Hải Vân và rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới phân bố ở độ cao dưới 750m.