Vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu của môn Toán trong quá trình giáo dục học sinh

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực xử lý số liệu thống kê của học sinh tiểu học. (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.6. Vị trí, nhiệm vụ và mục tiêu của môn Toán trong quá trình giáo dục học sinh

tiểu học

Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng, bởi vì:

- Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống; chúng rất cần thiết cho người lao động, giúp học tốt các môn học khác ở Tiểu học và là nền tảng cho việc học tốt môn Toán ở bậc trung học.

- Môn toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực.Đối tượng nghiên cứu của toán học với quan hệ về số lượng và hình dạng là thế giới của hiện thực vì thế ở tiểu học cho dù là những kiến thức đơn giản nhất cũng là những thể hiện của các mối quan hệ về số lượng và hình dáng không gian. Chằng hạn, các mối quan hệ về số lượng bao gồm các quan hệ cộng, trừ, nhân, chia, lớn hơn, nhỏ hơn, bằng trên các tập hợp N, Q hoặc những quan hệ giữa những đại lượng.

Ví dụ: quãng đường, vận tốc, thời gian; diện tích với chiều dài, chiều rộng hoặc với cạnh đáy, chiều cao. Các hình dáng không gian bao gồm các biểu tượng hình học: hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông,…

-Môn Toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, giải quyết vấn đề, phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ: phát biểu, giải thích bằng lời; biến đổi hình thức bài Toán…; phát triển năng lực tri giác thẩm mĩ: thấy được vẻ đẹp nội tại của Toán học, nâng cao tình yêu với môn học, góp phần phát triển trí thông minh.

- Rèn luyện thao tác tư duy cho học sinh qua môn Toán: trừu tượng hóa, cụ thể hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, tương tự hóa, đặc biệt hóa...Ngoài ra còn rèn luyện cho học sinh các phẩm chất trí tuệ như:tính độc lập, tính linh hoạt, tính nhuần nhuyễn, tính sáng tạo,…

Môn Toán ở trường tiểu học có nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể như sau:

- Cung cấp những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập

30

- Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết

thực trong đời sống.

- Bước đầu góp phần phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt

chúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống, kích thích trí tưởng tượng; gậy hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Mục tiêu dạy học Toán tiểu học:

- Mục tiêu dạy học toán tiểu học nhấn mạnh đến việc giúp học sinh có những kiến thức và kỹ năng cơ bản, thiết thực, có hệ thống nhưng chú ý hơn đến tính hoàn chỉnh tương đối của các kiến thức và kỹ năng cơ bản đó. Chẳng hạn, ở lớp 1 học sinh biết đọc, đếm, viết, so sánh các số đến 10 mới chuyển sang giới thiệu khái niệm ban đầu về phép cộng v.v... Ngoài các mạch kiến thức quen thuộc, ở tiểu học có giới thiệu một số yếu tố thống kê có ý nghĩa thiết thực trong đời sống.

* Quan tâm đúng mức hơn đến:

+ Rèn luyện khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết các tình huống có vấn đề; + Phát triển năng lực tư duy theo đặc trưng của môn toán;

+ Xây dựng phương pháp học tập toán theo những định hướng dạy học dựa vào các hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp học sinh tự biết cách học toán có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực xử lý số liệu thống kê của học sinh tiểu học. (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)