7. Cấu trúc đề tài:
1.7. Năng lực xử lí số liệu thống kê của học sinh tiểu học
1.7.1. Quan niệm về năng lực
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn đo tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.
31 Phần lớn định nghĩa về năng lực của các tài liệu nước ngoài quy năng lực vào phạm trù khả năng (ability, capacity, possibility). Ví dụ: - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinhcó thể biến thành hiện thực nhưng cũng có thể không biến thành hiện thực. Tuy nhiên, cần chú ý là thuật ngữ khả năng của các tác giả nước ngoài luôn đi kèm các cụm từ “đáp ứng một cách hiệu quả”, “hành động hiệu quả”, “hành động, thành công và tiến bộ”, “đi đến giải pháp”.
Năng lực theo trường phái của Anh: Năng lực giới hạn bởi 3 yếu tố: Kiến thức (Knowledge), Kỹ năng (Skill), Thái độ (Attitude). Đây còn gọi là mô hình ASK.
Năng lực theo trường phái của Mỹ: Năng lực là bất kỳ yếu tố tâm lý của cá nhân có thể giúp hoàn thành nhanh chóng công việc hay hành động nào đó một cách hiệu quả. Năng lực của con người giống như một tảng băng trôi, bao gồm 2 phần: phần nổi và phần chìm. - Phần nổi chiếm 10% - 20%: Đây là nền tảng được giáo dục, đào tào, kinh nghiệm, kỹ năng, cảm xúc thật,…. Phần có thể nhìn thấy được thông qua các hình thức đánh giá, phỏng vấn, quan sát, theo dõi sổ sách… - Phần chìm chiếm tới 80% - 90%: Là phong cách tư duy (Thinking style), đặc tính hành vi (Behavioral traits), sở thích nghề nghiệp (Occupational interests), sự phù hợp với công việc (Job fit), …. Đây chính là phần tiềm ẩn khi mới gia nhập mà công ty cần phát hiện, phát huy và phát triển.
Nhiều tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam quy năng lực vào những phạm trù khác nhau Tài liệu hội thảo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể trong CT GDPT mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) xếp năng lực vào phạm trù hoạt động khi giải thích: “năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định” [5]. Thực ra, năng lực của con người thể hiện, bộc lộ qua việc thực hiện thành công hoạt động, nhưng bản thân nó không phải là hoạt động. Nó là kết quả “huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác” nhưng không phải chính “sự huy động” ấy. Điều này có thể thấy rõ qua các định nghĩa về năng lực của Chương trình Giáo dục Tiểu học bang Québec và của Denyse Tremblay.
32 - Cách hiểu của Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó.” [19].
- Cách hiểu của Từ điển tiếng Việt: Như vậy, để thể hiện được bản chất xã hội của NL, nên xếp nó vào phạm trù phẩm chất theo cách lí giải của Từ điển tiếng Việt: “NL là phẩm chất tâm lí và sinh lí...”. Tuy vậy, trong Nghị quyết 29 của Trung ương, khi xác định quan điểm “chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện NL và phẩm chất người học”, từ phẩm chất được sử dụng đồng thời với NL và có nghĩa hẹp hơn nghĩa thông thường - chỉ bao hàm phẩm chất chính trị, đạo đức của người học .Vì vậy, có thể giải thích năng lực là một loại thuộc tính với sự mở rộng nghĩa của từ này – bao hàm không chỉ các đặc tính bẩm sinh mà cả những đặc tính hình thành và phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện của con người.
Một số tài liệu như bài viết của Denyse Tremblay, của Howard Gardne, Chương trình GDTH bang Québec và Tài liệu CTGDPT tổng thể trong CTGDPT mới của Bộ GDĐT còn nêu thêm một đặc trưng nữa của NL là “sự phối hợp (tổng hợp, huy động) nhiều nguồn lực”. Chương trình GDTH bang Québec viết: “Những nguồn lực này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ nhà trường cũng như những kinh nghiệm của học sinh; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn có những nguồn lực bên ngoài, chẳng hạn như bạn cùng lớp, thầy giáo, cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn thông tin khác” [16].
. - Chương trình Giáo dục Trung học bang Québec, Canada năm 2004 xem năng lực “là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực.” [16].
Theo Howard Gardner, để giải quyết một vấn đề có thực trong cuộc sống, con người phải kết hợp các trí năng liên quan với nhau. 8 lĩnh vực trí năng là ngôn ngữ, logic - toán học, âm nhạc, không gian, vận động cơ thể, giao tiếp, tự nhận thức, hướng tới thiên nhiên; sự kết hợp đó tạo thành năng lực cá nhân [25].
Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” [14].
33 - Denyse Tremblay lại cho rằng năng lực là “khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống” [42].
-Theo P.A Rudich: năng lực là tính chất tâm sinh lí của con người chi phối các quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo cũng như hiệu quả việc thực hiện một hoạt động nhất định.
-Theo Gerard và Roegiers (1993) đã coi năng lực là một tích hợp những kĩ năng cho phép nhận biết một tình huống và đáp ứng với tình huống đó một cách tích hợp và một cách tự nhiên.
- De Ketele (1995) cho rằng năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các hoạt động) tác động lên một nội dung trong một laoị tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra.
- Xavier Roegiers (1996) quan niệm năng lực là một vấn đề tích hợp ở chỗ nó bao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huông trong đó diễn ra các hoạt động cần thực hiện và những tình huống trong đó diễn ra các hoạt động.
- Còn theo F. E. Weinert: năng lực là “tổng hợp các khả năng và kĩ năng sẵn có hoặc học được cũng như sự sẵn sàng của học sinh nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phê phán để đi đến giải pháp.” [67]. Việc giải thích NL (competency) bằng khái niệm khả năng (ability, capacity, possibility) không thật chính xác.
Theo Từ điển Tiếng Việt, khả năng là:
“1. Cái có thể xuất hiện, có thể xảy ra trong điều kiện nhất định. Dự kiến các khả năng. Bão có khả năng đổ bộ vào đất liền.
2. Cái vốn có về vật chất hoặc tinh thần để có thể làm được việc gì. Người có khả năng. Việc làm hợp khả năng. Sử dụng tốt mọi khả năng đất đai” [54].
Dù theo nghĩa 1 hay nghĩa 2 thì cũng không nên quy NL vào phạm trù khả năng vì người có NL trong một lĩnh vực nào đó chắc chắn sẽ thực hiện thành công loại hoạt động tương ứng; trong khi khả năng là cái tồn tại ở dạng tiềm năng, NL là “phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”. [54]
34 - Cách hiểu của Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn: “năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy.” [25].
- Cách hiểu của Đặng Thành Hưng: “năng lực là thuộc tính cá nhân cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.” [11].
Từ những quan điểm trên chúng tôi cho rằng: năng lực là cách thực hiện hành động một cách có ý thức của con người để đem lại những thành công dựa trên khả năng của mỗi cá nhân nhờ vào quá trình học tập, rèn luyện và thay đổi.
Hội đồng chung Châu Âu khi thiết kế chương trình giáo dục và đào tạo cho năm 2010 cho rằng có 08 năng lực chính để chuẩn bị cho học sinh bắt đầu cuộc sống:
- Năng lực giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ;
- Năng lực giao tiếp bằng ngoại ngữ;
- Năng lực toán học và các khoa học cơ bản;
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin;
- Năng lực học cách học;
- Năng lực xã hội, liên văn hóa và liên nhân;
- Năng lực lãnh đạo và phụ trách;
- Năng lực thể hiện văn hóa.
Theo UESCO thì năng lực gồm 4 thành phần: năng lực chuyên môn; năng lực phương pháp; năng lực xã hội và năng lực cá thể.
35 Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO:
Tóm lại, năng lực là một khái niệm trừu tượng và có rất nhiều quan điểm và lý giải khác nhau song tất cả đều cho rằng các đặc trưng cơ bản của năng lực là:
- Năng lực được bộc lộ, thể hiện qua hoạt động;
- Năng lực đảm bảo hoạt động có hiệu quả, đạt kết quả mong muốn. - Năng lực có thể được đào tạo
1.7.1.1. Một số năng lực chung của học sinh phổ thông
Trong một dự thảo cho đổi mới về chương trình sách giáo khoa sau năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố một chương trình tổng thể gồm ba phẩm chất và tám năng lực như sau. (Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố ngày27/08/2018). Các năng lực đó là: Gồm có năng lực tự học, năng lực tự gỉải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, năng lực thể chất, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.
36 Bộ GD-ĐT chính thức công bố chương trình GDPT tổng thể sau nhiều lần tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội và ngành giáo dục. Đáng chú ý, chương trình lần này sẽ đưa ra yêu cầu về 10 phẩm chất năng lực mà học sinh cần đạt.
1.7.1.2.Năng lực của học sinh tiểu học
Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014, quy định rõ các năng lực chung của HS tiểu học:
- Tự phục vụ, tự quản: Được biểu hiện qua việc thực hiện được một số việc phục vụ
cho sinh hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thiện công việc.
37
- Hợp tác: Được biểu hiện qua các dấu hiệu, mạnh dạn trong giao tiếp;trình bày rõ
ràng ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng; ứng xử thân thiện; chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết tranh thủ sự đồng thuận;
- Tự học và giải quyết vấn đề: Khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp,
làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúo đỡ hoặc không cần sự giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hay với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giaó viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết.
1.7.2. Năng lực xử lí số liệu thống kê
Năng lực xử lí số liệu thống kê gồm các thành tố đó là: - Năng lực hiểu biết thống kê
- Năng lực sử dụng các công cụ thống kê để phân tích, tổ chức dữ liệu - Năng lực phân tích và rút ra kết luận từ các số liệu thống kê
- Năng lực suy luận thống kê và tư duy thống kê.
Đối với học sinh tiểu học, năng lực xử lý số liệu thống kê của các em chỉ ở mức đơn giản, ban đầu được biểu hiện qua năng lực hiểu biết thống kê, năng lực tổ chức dữ liệu và nhận xét sơ lược từ số liệu thống kê. Trong nghiên cứu này chúng tôi xác định năng lực hiểu biết thống kê bao gồm cả năng lực tổ chức dữ liệu và rút ra nhận xét từ số liệu thống kê.
38
1.7.2.1. Hiểu biết thống kê
Hiểu là nhận ra ý nghĩa, bản chất, lí lẽ của cái gì, bằng sự vận dụng trí tuệ. Biết là có ý niệm về người, vật hoặc điều gì đó, để có thể nhận ra được hoặc có thể khẳng định được sự tồn tại của người, vật hoặc điều ấy, có khả năng làm được, vận dụng được do học tập, luyện tập hoặc do bản năng. Ở đây hiểu biếtlà sự tích lũy sự việc và dữ kiện mà bạn học được hoặc trải nghiệm. Hiểu biết có được khi nhận thức được một vấn đề và có thông tin về nó. Hiểu biết thực chất là những sự kiện và ý tưởng mà chúng ta có được thông qua nghiên cứu, khảo sát, quan sát hoặc trải nghiệm.
Theo cách lý giải đó, hiểu biết thống kê đơn giản là khả năng hiểu và lý luận với thống kê và dữ liệu. Khả năng hiểu và lý luận với dữ liệu, hoặc các đối số sử dụng dữ liệu, là cần thiết để người dân hiểu được các tài liệu được trình bày trong các ấn phẩm như báo chí , truyền hình và Internet. Về mặt thống kê, đôi khi được hiểu là có khả năng đánh giá cả các tài liệu thống kê và đánh giá cao sự liên quan của các phương pháp dựa trên thống kê đến mọi khía cạnh của cuộc sống nói chung [52][27][29]hoặc đánh giá, thiết kế,trình bày các công trình khoa học [22].
Định nghĩa về hiểu biết thống kê và ý kiến về nó đã phần nào thay đổi theo thời
gian.Theo Wallman, Katherine K.,khả năng hiểu biết thống kê là khả năng hiểu và đánh
giá các kết quả thống kê thấm nhập cuộc sống hàng ngày của chúng ta cùng với khả năng đánh giá cao những đóng góp mà tư duy thống kê có thể đưa ra trong các quyết định công và tư, chuyên nghiệp và cá nhân [27]. Đối với Schield (1999),hiểu biết thống kê là một năng lực: khả năng suy nghĩ nghiêm túc về số liệu thống kê [21]. Tương tự Gal cho biết rằng hiểu biết thống kê là khả năng giải thích, phê bình đánh giá và giao tiếp về thống kê thông tin [3].Chick, Pfannkuch, và Watson mô tả sự hiểu biết về thống kê là "tư duy chuyển đổi", nơi sinh viên có thể hiểu và sử dụng các đại diện khác nhau của dữ liệu để hiểu được thế giới xung quanh [51].
Những nghiên cứu Darcovich [32]; Kirsch, Jungeblut và Mosenthal [48]; Kutner, Greenberg, Jin và Paulsen [51] đã khẳng định có ba thành phần liên hệ với nhau trong định nghĩa hiểu biết thống kê, đó là hiểu biết văn bản, hiểu biết tài liệu, hiểu biết định lượng. Mỗi lĩnh vực được định nghĩa như sau:
39 - Hiểu biết văn bản: bao gồm kiến thức và kỹ năng cần thiết để hiểu và sử dụng thông tin từ các văn bản, bài xã luận, những câu chuyện tin tức và tiểu thuyết hư cấu.
- Hiểu biết tài liệu: bao gồm kiến thức và kỹ năng cần thiết để xác định vị trí và sử
dụng thông tin chứa đựng trong nhiều hình thức khác nhau như kế hoạch công