Cách vận dụng thang đo để đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của học

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực xử lý số liệu thống kê của học sinh tiểu học. (Trang 50)

7. Cấu trúc đề tài:

2.2.2.Cách vận dụng thang đo để đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của học

sinh tiểu học

Để đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu học chúng ta có thể quan sát mức độ hoàn thành các bài tập, các phiếu học tập của học sinh để đánh giá năng lực của các em. Qua đó có thể căn cứ vào thang đo Sra để đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của các em đạt đến mức độ nào.

Khi càng lên lớp trên thì các năng lực này càng được hình thành rõ nét và phát triển cao hơn so với lớp dưới. Đối với học sinh lớp 3, các em bước đầu được làm quen với thống kê (giới thiệu bảng số liệu đơn giản và tập sắp xếp các số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước) thì sẽ tương đương với việc các em đạt được cấp độ 2. Đối với học sinh lớp 4, các em sẽ được giới thiệu bước đầu về số trung bình cộng, lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu, giới thiệu bảng đồ, tập nhận xét trên biểu đồ; khi hoàn thành được các kiến thức đó các em sẽ đạt cấp độ 3. Còn đối với học sinh lớp 5 các em sẽ đạt đến cấp độ 3 hay cấp độ 4 của thang đo Sra.

Giáo viên có thể thiết kế đề kiểm tra, phiếu học tập để đánh giá các năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu học dựa vào thang đo này. Hơn nữa, nếu người giáo viên chịu khó quan sát học sinh, quan sát một cách kỹ càng và tinh tế thì hoàn toàn có thể căn cứ vào thang đo Sra để đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của các em đạt đến cấp độ nào, đã đáp ứng được những yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với mạch kiến thức về yếu tố thống kê của cấp tiểu học hay chưa.

Trên cơ sở nắm được năng lực này của học sinh, giáo viên có thể biết được mức độ hiểu bài của học sinh, phát hiện được những lỗ hỏng kiến thức của các em, từ đó xây dựng kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học phù hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực xử lý số liệu thống kê của học sinh tiểu học. (Trang 50)