CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2. Sử dụng thang đo để đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu
học
2.2.1. Đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu học bằng thang đo
Hiện nay, giáo viên cũng như phụ huynh rất khó khăn trong việc đánh giá năng lực học thống kê của học sinh, của con em. Đặc biệt là năng lực xử lí các số liệu thống kê, để giúp mọi người dễ dàng trong việc này thì chúng tôi đã xây dựng thang đo Sra để đánh giá.Để xây dựng được thang đo Sra, chúng tôi căn cứ vào những cơ sở khoa học sau:
- Mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo cho cấp tiểu học, đối với từng lớp và cả cấp học.
- Mức độ cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của học sinh tiểu học đối với mạch kiến thức về yếu tố thống kê theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cấp tiểu học, đối với từng lớp và cả cấp học.
- Cơ sở Tâm lý học, Giáo dục học. - Các năng lực toán học.
Căn cứ vào các cơ sở khoa học trên và thực tiễn dạy học hiện nay, chúng tôi đề xuất thang đo Sra đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu học với 4 cấp độ như sau: Bảng 2.1: Khung đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu học được đo bởi thang đo Sra
TT Cấp độ Các tiêu chí cần đạt Điểm
1 Cấp độ 1 1.Nhận biết dãy số liệu thống kê.
2.Tìm được số lớn nhất, số bé nhất, vị trí các số trong dãy số liệu.
49 biểu.
2 Cấp độ 2 1.Biết chọn một bảng biểu mấy hàng mấy cột để
sắp xếp một dãy số liệu thống kê quan sát được. 2.Hiểu ý nghĩa các số liệu thống kê trong dãy số liệu.
3.Biết sắp xếp số liệu thống kê theo thứ tự tăng hoặc giảm.
4.Biết xử lí số liệu thống kê ở mức độ đơn giản, như so sánh hơn kém nhau.
5.Biết rút ra những lời nhận xét đơn giản từ số liệu thống kê biểu diễn dưới dạng dãy hoặc bảng biểu.
30%
3 Cấp độ 3 1.Biết tính số trung bình cộng của dãy số liệu.
2.Biết đọc, hiểu số liệu thống kê cho dưới dạng biểu đồ cột, biểu đồ quạt.
3.Biết đối với loại số liệu nào thì dùng biểu đồ nào (cột hay quạt) để biểu diễn.
4.Biết phân tích, lý giải, rút ra nhận xét đơn giản từ biểu đồ mô tả số liệu.
5.Biết giải toán về tỷ số phần trăm, liên quan đến số liệu thống kê để kết luận cho một vấn đề.
30%
4 Cấp độ 4 1.Tìm được mối quan hệ nhân quả giữa các bảng
biểu, biểu đồ mô tả số kiệu thống kê.
2.Vận dụng hiểu biết thống để giải thích, lý giải hay rút ra kết luận có ý nghĩa, từ đó giải quyết thành công những vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến số liệu thống kê.
50
2.2.2. Cách vận dụng thang đo để đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu học sinh tiểu học
Để đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu học chúng ta có thể quan sát mức độ hoàn thành các bài tập, các phiếu học tập của học sinh để đánh giá năng lực của các em. Qua đó có thể căn cứ vào thang đo Sra để đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của các em đạt đến mức độ nào.
Khi càng lên lớp trên thì các năng lực này càng được hình thành rõ nét và phát triển cao hơn so với lớp dưới. Đối với học sinh lớp 3, các em bước đầu được làm quen với thống kê (giới thiệu bảng số liệu đơn giản và tập sắp xếp các số liệu của bảng theo mục đích, yêu cầu cho trước) thì sẽ tương đương với việc các em đạt được cấp độ 2. Đối với học sinh lớp 4, các em sẽ được giới thiệu bước đầu về số trung bình cộng, lập bảng số liệu và nhận xét bảng số liệu, giới thiệu bảng đồ, tập nhận xét trên biểu đồ; khi hoàn thành được các kiến thức đó các em sẽ đạt cấp độ 3. Còn đối với học sinh lớp 5 các em sẽ đạt đến cấp độ 3 hay cấp độ 4 của thang đo Sra.
Giáo viên có thể thiết kế đề kiểm tra, phiếu học tập để đánh giá các năng lực hiểu biết thống kê của học sinh tiểu học dựa vào thang đo này. Hơn nữa, nếu người giáo viên chịu khó quan sát học sinh, quan sát một cách kỹ càng và tinh tế thì hoàn toàn có thể căn cứ vào thang đo Sra để đánh giá năng lực hiểu biết thống kê của các em đạt đến cấp độ nào, đã đáp ứng được những yêu cầu về chuẩn kiến thức và kỹ năng đối với mạch kiến thức về yếu tố thống kê của cấp tiểu học hay chưa.
Trên cơ sở nắm được năng lực này của học sinh, giáo viên có thể biết được mức độ hiểu bài của học sinh, phát hiện được những lỗ hỏng kiến thức của các em, từ đó xây dựng kế hoạch dạy học, phương pháp dạy học phù hợp.