Tình hình nghiên cứu rạn san hô tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 26 - 27)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Tình hình nghiên cứu rạn san hô tại Đà Nẵng

Đề tài nghiên cứu ran san hô tại Đà Nẵng của Nguyễn Văn Long (2006), đã sử dụng phương pháp khảo sát thực địa để xác định thành phần loài, sử dụng ảnh viễn thám Landsat 7 và Aster xác định phân bố san hô. Kết quả cho thấy, diện tích phân bố san hô vùng biển ven bờ Đà Nẵng không lớn, khoảng 104,6 ha rạn san hô. Diện tích rạn san hô Đà Nẵng thấp hơn nhiều so với các khu vực lân cận ở tỉnh Miền Trung như: Cù Lao Chàm, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh, Ninh Hải (Ninh Thuận). Nghiên cứu cũng ghi nhận nơi đây có 191 loài san hô tạo rạn. Dựa theo tiêu chuẩn phân chia độ phủ san hô sống của English et al. (1997) thì có khoảng 1,9% các rạn san hô vùng ven bờ Đà Nẵng đang ở trong tình trạng tốt ( 76 - 100% độ phủ san hô sống), 7,8% tốt (51 75%), 8,8% trung bình và 39% trong tình trạng xấu và 42,2% rất xấu với tỷ lệ độ phủ san hô (1 – 30%). Như vậy tình trạng các hệ sinh thái rạn san hô ven bờ Đà Nẵng không còn trong tình trạng tốt và nhiều nơi đang bị suy thoái nghiêm trọng [11].

Các rạn san hô còn trong tình trạng tốt đều tập trung ở khu vực Hòn Sụp, Bãi Bụt, Bài Nồm, Hục Lỡ, Vũng Đá vùng phía nam bán đảo Sơn Trà. Khoảng 05 ha rạn san hô vùng Bãi Bụt bị mất do việc đắp đê lấn biển và xây dựng các công trình đã và đang diễn ra ở các khu vực này.

Nghiên cứu trên đã xác định hơn 191 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 47 giống 15 họ và 3 giống san hô mềm. Trong đó các họ có số lượng loài nhiều nhất là Acroporidae, Faviidae và Poridae. Các giống chiếm số lượng cao nhất thuộc về Acropora, Montipora… Khu vực phía đông bắc và nam bán đảo Sơn Trà có sự đa dạng về thành phần giống loài cao hơn so với các khu vực khác. Theo kết quả nghiên cứu, thì khu hệ san hô tạo rạn của Đà Nẵng chỉ đa dạng hơn so với Thừa Thiên Huế nhưng lại thấp hơn so với Cù Lao Chàm, vịnh Nhà Trang, Ninh Hải, vịnh Cà Ná, Côn Đảo và Phú Quốc.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Long (2006), rạn san hô là quần cư quan trọng và phổ biến nhất trong vùng ven bờ Đà Nẵng và có phân bố hẹp từ vùng triều đến độ sâu không quá 12m. Rạn san hô ở đây thuộc vào dạng cấu trúc rạn riềm không điển hình (Non-fringing reefs) và một số nơi nền rạn chủ yếu là đá tảng và san hô phát triển thưa thớt trên đó. San hô sống chủ yếu phân bố trên các RSH vùng phía bắc và phía nam bán đảo Sơn Trà, trong khi đó phía tây và nam đèo Hải Vân chủ yếu là san hô chết (Hình 1.4) [11]. Trong đó:

+ Phía nam đèo Hải Vân, nền rạn tương đối rộng 150 – 200m.

+ Phía tây và bắc bán đảo Sơn Trà rạn phân bố hẹp từ 50 – 70m và hình thái tương đối dốc ở một số nơi.

+ Khu vực phía nam bán đảo Sơn Trà nền rạn tương đối dài và thoai thoải trung bình 100 – 150m và kéo đến độ sâu tối đa không quá 10m.

San hô sống chủ yếu phân bố trên các RSH vùng phía Bắc và phía Nam bán đảo Sơn Trà, trong khi đó vùng phía tây và nam đèo Hải Vân chủ yếu là san hô chết (Hình 1.4).

Hình 1.4. Phân bố các RSH, thảm cỏ biển và rong biển vùng ven bờ Đà Nẵng (Nguyen Van Long, 2006)

Tình trạng của các hệ sinh thái RSH vùng biển ven bờ Đà Nẵng không còn trong tình trạng tốt và nhiều nơi đang bị suy thoái nghiêm trọng như khu vực nam đèo Hải Vân, tây và bắc bán đảo Sơn Trà. Một số vùng rạn ở khu vực phía nam bán đảo Sơn Trà như Bãi Nồm, Bãi Bụt, Hục Lỡ cũng đang bị suy giảm chất lượng. Nguyên nhân chủ yếu do sự lắng đọng trầm tích.

Như vậy, đã có công trình nghiên cứu rạn san hô tại Đà Nẵng. Tuy nhiên, các công trình này nghiên cứu riêng lẻ, thời gian nghiên cứu đã lâu và không thể hiện được sự thay đổi rạn san hô và mối quan hệ giữa hệ sinh thái san hô vùng biển Đà Nẵng. Ngoài ra, tình hình đô thị hóa, phát triển du lịch rầm rộ tại vùng biển Đà Nẵng cũng đã gây ra tác động rất lớn đến môi trường biển nhưng chưa có việc đánh giá, giám sát chất lượng môi trường biển hiện nay. Chính vì vậy, nhằm giúp các nhà quản lý nắm bắt được thực trạng các rạn san hô, từ đó có những định hướng, giải pháp, giám sát các hệ sinh thái san hô này thì việc nghiên cứu cần phải lâu dài, cung cấp đầy đủ thông tin diễn biến hệ sinh thái rạn san hô.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 26 - 27)