Đánh giá sự thay đổi diện tích và phân bố san hô bằng viễn thám và bản đồ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 50 - 54)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Đánh giá sự thay đổi diện tích và phân bố san hô bằng viễn thám và bản đồ

đồ GIS

Các kết quả được phân loại của hình ảnh vệ tinh Landsat 5 TM và Landsat 8 OLI cho thấy sự phân bố rạn san hô chủ yếu dọc theo bờ biển phía tây Hòn Chảo, phía nam bán đảo Sơn Trà (khu vực từ Vũng Đá Bàn đến Bãi Bắc) và phía bắc bán đảo Sơn Trà (khu vực từ Mũi Nghê đến Hòn Sụp). Sở dĩ có sự phân bố đặc thù này bởi vì đặc điểm điều kiện phân bố của san hô đòi hỏi môi trường nước biển trong, nhiều ánh sáng, độ sâu không quá 30m, do có tảo cộng sinh nên san hô tạo rạn rất cần ánh sáng mặt trời. Điều này không cho phép san hô sống ở vùng nước quá đục hoặc ở vùng có độ sâu lớn, liên quan đến độ trong còn do vật lơ lửng trong nước.

Hình 3.8. Bản đồ phân bố san hô sống (LC) vùng ven bờ Đà Nẵng (2019)

Địa hình vịnh Đà Nẵng tương đối thoải, độ sâu trung bình 10-17 m, tuy nhiên thành phần vật liệu chủ yếu là cát bùn, đồng thời nhận một lượng trầm tích đáng kể từ 02 sông đổ vào vịnh, nhất là vào mùa mưa. Kết quả nghiên cứu năm 2006 của Nguyễn Văn Long chỉ ra rằng tốc độ lắng đọng trầm tích trên các RSH vùng phía nam đèo Hải Vân từ Mũi Nhồi đến Làng Vân khá cao, do đó, hầu hết các rạn san hô đã bị tiêu diệt do độ đục của nước và trầm tích lắng đọng khu vực này khá cao. Bên cạnh đó, các hoạt động di chuyển, neo đậu của tàu thuyền ra vào cảng ở khu vực Cảng Tiên Sa, cảng Thọ Quang hay hoạt động nạo vét đáy biển để phục vụ khai thác cảng cũng là nguyên nhân tác động đến địa hình nền đáy, chất lượng môi trường nước tại khu vực này. Hoạt động du lịch và quy hoạch, xây dựng các công trình ven biển phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế cũng đã và đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất phân bố của rạn san hô ven bờ Đà Nẵng, nhất là đối với vịnh Đà Nẵng (khu vực phía đông vịnh, khu vực bờ biển dọc theo tuyến đường Nguyễn Tất Thành) hoàn toàn không ghi nhận sự xuất hiện của san hô.

So sánh kết quả phân loại diện tích các ảnh viễn thám từ năm 1998 đến 2019, hầu hết san hô sống (LC) đều trong tình trạng suy giảm diện tích, tỷ lệ suy giảm 31,51% tổng thể diện tích san hô ở giai đoạn 1998 – 2019, trong đó diện tích khu vực phía bắc bán đảo Sơn Trà có tỷ lệ suy giảm cao trong giai đoạn này (67,71%). Nghiên cứu ghi

nhận được ở khu vực Hòn Chảo giai đoạn 1998 – 2019 diện tích tương đối thay đổi ít: giảm 0,36 ha ở giai đoạn 1998 – 2014 và tăng 0,09 ha ở giai đoạn 2014 – 2019. Việc thực hiện quản lý, kiểm soát rạn san hô có thể gặp nhiều khó khăn, mặc dù các rạn san hô được đưa vào khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhưng ở khu vực bán đảo Sơn Trà có sự suy giảm diện tích đáng kể.

Bảng 3.10. Biến động diện tích san hô sống (LC) tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 1998 - 2019 Hòn Chảo Phía bắc bán đảo Sơn Trà Phía nam bán đảo Sơn Trà Tổng cộng Năm 1998 (ha) 6,66 15,75 23,58 45,99 Năm 2005 (ha) 6,21 10,53 17,46 34,2 Năm 2014 (ha) 6,3 5,85 18,18 30,33 Năm 2019 (ha) 6,39 6,03 19,08 31,5 Tỷ lệ suy giảm giai đoạn 1998-2019 (- 4,05 %) (- 67,71 %) (- 19, 08 %) (- 31,51%)

Cụ thể, trong giai đoạn 1998 – 2005, xu hướng LC giảm được ghi nhận ở hầu hết các rạn san hô đặc biệt ở khu vực bán đảo Sơn Trà (giảm 11,34 ha); trong khi đó, giai đoạn này khu vực Hòn Chảo diện tích LC ghi nhận giảm 0,45 ha. Đối với giai đoạn 2005 – 2014, ghi nhận sự suy giảm lớn tại khu vực phía bắc bán đảo Sơn Trà (giảm 4,68 ha); phía nam bán đảo Sơn Trà (giảm 6,12 ha). Riêng giai đoạn 2014 – 2019, diện tích san hô sống tăng lên ở cả 3 khu vực với diện tích khiêm tốn (tăng 0,09 ha ở Hòn Chảo; tăng 0,18 ha ở phía bắc bán đảo Sơn Trà; tăng 0,9 ha ở khu vực Phía đông và phía nam bán đảo Sơn Trà).

Bảng 3.11. Tỷ lệ thay đổi diện tích san hô sống tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 1998-2019 (%).

Khu vực Rạn san hô 1998 – 2005 2005 – 2014 2014 – 2019 1998 – 2019

Hòn Chảo Hòn Chảo -6,76 1,45 1,43 -4,05 Phía bắc bán đảo Sơn Trà Vũng Đá Bàn -56,25 -31,43 -41,67 -82,50 Tây Bãi Bắc -22,22 -45,24 17,39 -50,00 Đông Bãi Bắc -2,44 -55,00 44,44 -36,59

Phía đông & phía nam bán đảo Sơn Trà Mũi nghê -59,09 44,44 -15,38 -50,00 Vũng Đá -15,00 11,76 -15,79 -20,00 Hục Lở -55,26 47,06 -4,00 -36,84 Mũi Súng -45,45 66,67 0,00 -9,09 Bãi Nồm -21,43 18,18 -7,69 -14,29 Bãi Bụt -12,50 -3,17 8,20 -8,33 Mũi Giòn -33,33 -25,00 33,33 -33,33 Hòn Sụp -11,86 -19,23 26,19 -10,17

Bình quân các giai đoạn -25,64 % -11,32 % 3,86 % -31,51 % Nguyên nhân của việc rạn san hô dịch chuyển rất phức tạp, nhưng quan trọng nhất là cả áp lực của các hoạt động nhân tạo và các sự kiện tự nhiên. Bão lũ trong giai doạn 2004 đến 2008 hay đặc biệt là Cơn bão số 6 năm 2006 (tên quốc tế là Sangxane) đổ bổ trực tiếp với tâm bão đi vào thành phố Đà Nẵng đã gây gió mạnh và lũ lớn [18]. Sự duy trì với thời gian dài của lượng nuớc ngọt với hàm luợng phù sa cao do mưa lũ sẽ làm ngọt hóa và tăng khả năng lắng dọng trầm tích trên rạn, và điều này là nguyên nhân tiêu diệt san hô ở Đà Nẵng trong giai đoạn này.

Hình 3.9. Biểu đồ tỷ lệ thay đổi diện tích san hô sống tại khu vực nghiên cứu giai đoạn 1998-2019 (%).

-100.00 -80.00 -60.00 -40.00 -20.00 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 2019-1998 2014-2019 2005-2014 1998-2005

Trước năm 2005, việc khai thác các rạn san hô không được quản lý phù hợp, cũng chưa có chương trình phục hồi nào, dẫn đến sự mất mát to lớn của hầu hết các rạn san hô. Sau năm 2005, UBND thành phố Đà Nẵng Ban hành Quyết định Số: 54/2007/QĐ- UBND ngày 13-9-2007 ban hành “quy định về quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà” [24] và phê duyệt Đề án bảo vệ rạn san hô khu vực Bán đảo Sơn Trà theo Quyết định 7157/QĐ-UBND ngày 18-9-2009. Đề án được triển khai từ năm 2009 đến 2015, nhằm bảo vệ rạn san hô và các hệ sinh thái biển ở nơi đây. Bên cạnh đó, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch thành phố Đà Nẵng được thành lập năm 2006 cũng góp phần tạo điều kiện tốt để phục hồi và mở rộng đáng kể rạn san hô.

Qua ghi nhận giai đoạn 2005-2014 và 2014-2019 tại khu vực bán đảo Sơn Trà (Bảng 3.11) có được sự gia tăng diện tích không đồng đều ở các điểm rạn khác nhau, điều này có thể ghi nhận một phần nhờ vào sự hiệu quả của việc khoanh vùng quản lý của các đơn vị chức năng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 50 - 54)