Đặc điểm thủy văn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 29)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Đặc điểm thủy văn

Dòng chảy: Vùng biển ven bờ Quảng Nam nằm trong khu vực NTB, do vậy, các đặc trưng hoàn lưu qui mô lớn (hoàn lưu ven bờ Tây Biển Đông) đại diện cho cả dải ven bờ NTB trong đó có vùng biển Đà Nẵng-Quảng Nam. Dòng chảy bị chi phối bởi gió mùa và đặc điểm địa hình. Từ tháng 1-4 và từ tháng 10-12 dòng chảy có hướng tây nam, từ tháng 5-9 dòng chảy có hướng đông bắc với tốc độ 25-75 cm/s. Tốc độ dòng chảy mặt mùa gió tây nam thấp (v=10-25 cm/s), vào mùa gió đông bắc đạt 50-70 cm/s.

Dòng tầng mặt: Theo sự biến đổi không gian, khu vực phía bắc Quy Nhơn - Đà Nẵng, tốc độ dòng chảy thường nhỏ hơn khu vực phía nam. Vào mùa gió đông bắc, hướng dòng chảy tầng mặt trong khu vực này thường có hướng theo hướng gió tức có xu thế chảy từ bắc xuống nam. Vào mùa gió tây nam, do khu vực phía bắc Quy Nhơn ít chịu ảnh hưởng của gió tây nam, đặc biệt là khu vực gần bờ, nên hướng dòng chảy ở khu vực này có thể có hướng đông nam hoặc đông.

Dòng chảy tầng sâu: dòng chảy có tốc độ cực đại trong khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi là 61,6 cm/s, trung bình 23 cm/s vào thời kỳ gió mùa đông bắc. Thời kỳ gió mùa tây nam, tốc độ dòng chảy cực đại là 52 cm/s, trung bình là 27,8 cm/s. Tại khu vực Đà Nẵng-Quảng Nam, dòng chảy các tầng sâu có hướng chủ yếu là tây bắc và bắc tây bắc trong mùa gió tây nam (chiếm gần 47%); hướng đông nam và nam đông nam trong mùa gió đông bắc (chiếm hơn 49%). Tốc độ dòng chảy chủ yếu tập trung trong khoảng dưới 30 cm/s [25].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 29)