Phương pháp điều tra phỏng vấn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 33 - 34)

5. Cấu trúc của luận văn

2.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đã được thực hiện để xác minh sự thay đổi của rạn san hô theo thời gian. Những người được phỏng vấn được chọn là những ngư dân từ các làng chài ven biển thành phố, những người đã từ 40-70 tuổi và có nghề nghiệp liên quan đến câu cá và lặn để hiểu về thông tin về biến động và lý do do thay đổi san hô theo thời gian ở khu vực biển Đà Nẵng. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng để phỏng vấn 80 người dân địa phương. Dữ liệu phỏng vấn được lưu trữ và xử lý bởi MS. Phần mềm Excel v. 2013.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời có tính đến mục đích đặt ra. Đối tượng thực hiện phỏng vấn: người dân, cơ quan quản lý nhà nước, khu bảo tồn…Làm cơ sở cho việc xây dựng bảng câu hỏi. Lấy ý kiến thông qua các câu hỏi liên quan, từ đó tổng hợp thông tin đưa vào quá trình phân tích và đánh giá.

Trong quá trình triển khai đề tài, tiến hành tham vấn ý kiến những cá nhân có kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề hiện trạng tài nguyên sinh vật ven biển … Vì vậy, phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn sâu các chuyên gia và cán bộ, chuyên viên của Phòng TNMT, Sở Tài nguyên Môi trường, Ban quản lý KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Sở NN&PTNN và Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng với các nội dung phỏng vấn

về: (1) Hiện trạng rạn san hô xung quanh khu vực; (2) Các nguyên nhân gây suy giảm rạn san hô tại khu vực; (3) Số liệu và thông tin về hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch, hoạt động sinh hoạt của người dân...; (4) Các dự án đã được triển khai để quản lý rạn san hô và tính hiệu quả; (5) Nhận thức và sự tham gia của người dân trong các hoạt động bảo tồn; (6) Một số vấn đề đáng lo ngại tại địa phương về công tác bảo tồn rạn san hô; nhằm làm rõ hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học vùng ven biển để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học ven biển. Bên cạnh đó, tìm hiểu các giải pháp hiện nay đã, đang và sẽ áp dụng để bảo vệ tài nguyên vùng ven biển Đà Nẵng và thu thập ý kiến về các đề xuất mà nghiên cứu đưa ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 33 - 34)