5. Cấu trúc của luận văn
3.4.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách
- Về cơ chế quản lý: cần có những quy định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn trong sử dụng, quản lý, bảo tồn, bảo vệ HST rạn san hô cho các sở, ban, ngành có liên quan theo địa phương và vùng lãnh thổ. Đồng thời nâng cao và tăng cường năng lực quản lý, tạo cơ chế thuận lợi để thúc đẩy sự phối hợp, liên kết giữa các sở, ban, ngành trong quản lý, sử dụng, bảo vệ RSH. Nghiên cứu xây dựng cơ chế nhằm phát triển các trung tâm kinh tế - du lịch trên địa bàn thành phố gắn với bảo vệ môi trường; tạo các cơ chế thuận lợi cho việc triển khai các mô hình kinh tế sinh thái và các sinh kế bền vững mới cho người dân. Song song với đó là cơ chế thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm thu hút sự đầu tư của các dự án bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Về chính sách: cần ban hành các chính sách khuyến khích mở rộng các mô hình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng liên ngành, tích hợp và phát triển bền vững, bổ sung các chi phí môi trường và lượng giá tài nguyên vào chi phí sản xuất. Có chính sách và chủ trương cụ thể đối với các tổ chức quản lý cộng đồng nhằm duy trì hoạt động của tổ chức này, đặt biệt là các Tổ Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi hải sản (bao gồm cả san hô) tại Đà Nẵng. Cần có chính sách cụ thể tạo điều kiện cho con em của các thành viên trong tổ cộng đồng được hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến vùng biển địa phương như các khu nghĩ dưỡng, nhà hàng, khách sạn ven bờ biển.
Bên cạnh đó, cần có chính sách và nguồn ngân sách phù hợp cho lực lượng thanh tra chuyên ngành hoạt động nhằm tăng cường công tác xử lý vi phạm. Các chính sách thuế nhằm đánh thuế mạnh vào những hoạt động phát triển kinh tế trong khu vực có tài nguyên cần được bảo vệ như cỏ biển, RSH…
- Giải pháp bổ sung một số quy định nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý Đối với Quyết định số 54/2007/QĐ-UBND ngày 13-9-2007 ban hành quy định về quản lý, bảo tồn rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan đến vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam Hải Vân và bán đảo Sơn Trà. Nghiên cứu này để xuất mở rộng thêm vùng quản lý đối với khu vực Hòn Chảo, đồng thời đề xuất mở rộng thêm Vùng phục hồi sinh thái đối với khu vực biển ven bờ nam đèo Hải Vân từ Bãi Nhỏ về tới Làng Vân nhằm có biện pháp phục hồi các điểm rạn đã bị chết và bảo vệ bãi có biển và các HST liên
quan tại vùng biển này; Vùng bảo vệ nghiêm ngặt mở rộng thêm đối với điểm rạn Tây Bãi Bắc và Vũng Đá Bàn.
Cần tiếp tục duy trì và mở rộng thực hiện Đề án bảo vệ rạn san hô và các hệ sinh thái biển khu vực bán đảo Sơn Trà. Tiếp tục hỗ trợ, mở rộng công tác tuần tra, kiểm soát tại các điểm rạn Vùng bảo vệ nghiêm ngặt. Rà soát và tiếp tục tiến hành thả phao bảo vệ đối với các điểm rạn cần bảo vệ nghiêm ngặt, di dời lồng bè và các giàn rớ nuôi thủy hải sản (nếu có) nằm trong khu vực bảo vệ. Đẩy mạnh hoạt động của các “Tổ khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản”, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nguồn lợi hải sản, đặc biệt là san hô và hệ sinh thái tại khu vực bán đảo Sơn Trà; trên cơ sở gắn quyền lợi của cộng đồng dân cư với việc bảo vệ nguồn lợi hải sản, tăng cường sự phối hợp của các cơ quan chức năng với cộng đồng trong việc quản lý nguồn lợi hải sản. Xây dựng chế tài xử phạt các hành vi vi phạm đến nguồn lợi thủy sản, nguồn lợi san hô và hệ sinh thái trong vùng thả phao bảo vệ như sử dụng chất nổ, khai thác san hô trái phép, bẻ cành san hô, đổ đất đè lên các rạn san hô, xả rác thải ra môi trường nước có rạn san hô…; tiếp tục tuyên truyền cho người dân, cộn đồng, các tập thể, đơn vị cùng sử dụng chung nguồn lợi về ý thức bảo vệ môi trường biển, đa dạng SHT rạn san hô.
Hình 3.11. Đề xuất một số vùng quản lý mới trên cơ sở Quyết định số 54/2007/QĐ- UBND ngày 13-9-2007 của UBND thành phố Đà Nẵng
- Giải pháp Quản lý tổng hợp đới bờ là xây dựng một kế hoạch tổng hợp nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên và hệ sinh thái ven bờ có sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của chính phủ và cộng đồng, của khoa học và quản lý, lợi ích ngành và của toàn dân (UNESCO, 2006). Quản lý tổng hợp này cần được tiến hành liên tục nhằm đạt được sự phát triển bền vững. Các bước cơ bản của một quá trình quản lý tổng hợp gồm: lập hồ sơ, lập kế hoạch và lựa chọn ưu tiên, thực thi các dự án, giám sát và đánh giá. Cụ thể ở Đà Nẵng, nghiên cứu xin đề xuất các bước thực hiện sau:
+ Khuyến khích sự phân tích liên ngành các vấn đề và lựa chọn lớn về xã hội, thể chế và môi trường mà tác động lên một vùng bờ nhất định. Sự phân tích này cần tính đến sự tương tác và sự phụ thuộc giữa tài nguyên thiên nhiên và các lĩnh vực kinh tế.
+ Cập nhật cơ sở dữ liệu, thông tin và những đánh giá một cách liên tục, song song tiến hành các hoạt động quan trắc và đánh giá xu thế trong sử dụng các hệ sinh thái ven bờ cũng như là hiệu quả của hệ thống quản lý.
+ Tạo sự tiến bộ trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Xây dựng một cấu trúc quản lý chính thức.Duy trì và bảo tồncác hệ sinh thái đang có nguy cơ, bị đe dọa và chất lượng môi trường.
+ Tiến hành phân vùng sử dụng vùng bờ cho khu vực nghiên cứu bằng cách phân loại sử dụng vùng biển theo các chức năng sinh thái và kinh tế. Việc phân vùng này sẽ vạch ra các vùng cụ thể để sử dụng cho các mục đích khác nhau như phát triển quốc phòng, cảng biển, du lịch, đánh bắt, nuôi trồng hải sản và bảo tồn... Từ đó đề xuất kế hoạch phân vùng quản lý tổng hợp vùng ven bờ nhằm xây dựng các quy định về kiểm soát việc sử dụng các khu vực ở vùng bờ và có sự phê duyệt của chính phủ bằng luật.
- Giải pháp quản lý dựa vào cộng đồng
Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là cách thức quản lý theo cách tiếp cận từ dưới lên, dựa vào cộng đồng những người sử dụng tài nguyên để quản lý hoặc hỗ trợ quản lý tài nguyên theo hướng phát triển bền vững. Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến môi trường ven biển thông qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng (IIRR, 1998). Theo cách quản lý này, cộng đồng được trao quyền và tham gia, tư vấn đối với việc ra các quyết định, thực hiện và giám sát các hoạt động liên quan đến sử dụng tài nguyên HST rạn san hô. Các đối tượng tham gia gồm: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên RSH và chính quyền địa phương các cấp, trong đó có thể quân đội tham gia vào công tác quản lý tài nguyên. Cần sử dụng các phương thức khác nhau thu hút sự tham gia cộng đồng như: làm việc theo nhóm, điều tra phỏng vấn, lập sơ đồ phân bố RSH... Trên cơ sở các nguồn thông tin do người dân cung cấp để xây dựng và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng và các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên HST RSH. Quản lý dựa vào cộng đồng cần kết hợp với giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho cộng đồng và các cơ quan chức năng. Sự tham gia của các cộng đồng địa phương còn giúp giải quyết được công ăn việc làm và đảm bảo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống của chính họ.
Cộng đồng tham gia quản lý tài nguyên theo nhiều hình thức khác nhau. Ở giai đoạn đầu nên tuyên truyền vận động, tiếp theo cần khuyến khích và phân công sự tham gia của cộng đồng theo chức năng. Phấn đấu để cộng đồng tự giác, tích cực, chủ động tham gia quản lý HST RSH thì mới có thể đạt được sự phát triển bền vững. Như có thể nghiên cứu áp dụng các mô hình quản lý đánh bắt/nuôi trồng thủy sản và quản lý hoạt động du lịch biển có liên quan đến RSH dựa vào hội cơ sở kinh doanh du lịch biển, hội người nuôi trồng thủy sản…