Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 27)

5. Cấu trúc của luận văn

1.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

1.3.1. Vị trí địa lý

Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, có tọa độ từ từ 15o55’15’’ đến 16o13’15’’ vĩ độ bắc, 107o48’30’’ đến 108o20’18’’ kinh độ đông. Diện tích tự nhiên 1.256,24 km2, trong đó diện tích đất liền là 951,2 km2. Địa hình Đà Nẵng khá phức tạp:

vùng núi cao và dốc tập trung thành vùng lớn ở phía tây bắc, tây và tây nam, vùng đồng bằng ven biển bị chia cắt bởi nhiều sông, suối. Các con sông lớn là sông Hàn, sông Cu Đê [11].

Vùng biển Đà Nẵng có chiều dài bờ biển 89 km [20], trong đó có khoảng 30 km có tiềm năng phát triển du lịch. Diện tích ngư trường khoảng 15.000 km2; có vùng lãnh hải thềm lục địa độ sâu 200m từ Đà Nẵng trải ra 125 km tạo thành vành đai nước nông rộng lớn, thích hợp cho phát triển kinh tế biển tổng hợp và giao lưu quốc tế.

1.3.2. Điều kiện khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biển động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình hằng năm 25-26,9ºC; mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20ºC, mùa hè có thể trên 30ºC. Độ ẩm trung bình khoảng 83,4-84%.. Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 và vào thời kỳ này thường chịu sự uy hiếp của lũ lụt gây nên hiện tượng ngập úng. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7. Lượng bức xạ tổng cộng trong năm khá lớn, khoảng 147,8 kcal/cm2/năm. Số giờ nắng trung bình khoảng 2.156 giờ/năm [10].

- Chế độ mưa: Sự khác biệt về chế độ mưa không chỉ thể hiện ở lượng mưa mà còn cả ở sự phân bố lượng mưa trong năm. Mưa chỉ tăng bắt đầu từ tháng 8 và đạt mức cực đại vào đầu mùa đông tức là vào các tháng 10-11 kéo dài đến tháng 12 có khi đến tháng 1 năm sau. Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9-12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão. Đặc điểm nổi bật của khí hậu ở đây là sự chuyển dịch mưa lớn sang cuối Thu, đầu mùa Đông. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2800-3000 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình 550- 1000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 trung bình từ 20-40 mm/tháng.

- Chế độ gió: Chế độ gió vùng ven biển Việt Nam không nằm ngoài chế độ gió mùa Đông Nam Á và chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố địa hình khu vực. Nhìn chung, gió mùa đông bắc chiếm ưu thế hơn gió mùa tây nam cả về cường độ và hướng. Gió cũng có sự biến động cả hướng và tốc độ đối với vùng ngoài biển và vùng bờ. Thống kê chuỗi số liệu gió tại trạm khí tượng thủy văn Đà Nẵng (1977-1997) cho thấy đặc điểm chế độ gió tại khu vực ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng như sau: Vùng biển Đà Nẵng- Quảng Nam chịu sự chi phối của 2 hệ thống gió mùa đông bắc (NE) và gió mùa tây nam (SW). Gió mùa NE hoạt động trong khu vực này từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, gió mùa SW chỉ hoạt động trong khoảng tháng 7, tháng 8. Chế độ gió tại khu vực Quảng Nam biến đổi cả về hướng và tốc độ theo thời gian. Mùa gió NE, tốc độ gió lớn hơn đáng kể so với mùa gió SW. Thời gian thịnh hành của gió mùa NE trong khu vực dài hơn nhiều so với thời gian thịnh hành của gió mùa SW. Gió mùa NE mạnh nhất từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau [25].

1.3.3. Đặc điểm thủy văn

Dòng chảy: Vùng biển ven bờ Quảng Nam nằm trong khu vực NTB, do vậy, các đặc trưng hoàn lưu qui mô lớn (hoàn lưu ven bờ Tây Biển Đông) đại diện cho cả dải ven bờ NTB trong đó có vùng biển Đà Nẵng-Quảng Nam. Dòng chảy bị chi phối bởi gió mùa và đặc điểm địa hình. Từ tháng 1-4 và từ tháng 10-12 dòng chảy có hướng tây nam, từ tháng 5-9 dòng chảy có hướng đông bắc với tốc độ 25-75 cm/s. Tốc độ dòng chảy mặt mùa gió tây nam thấp (v=10-25 cm/s), vào mùa gió đông bắc đạt 50-70 cm/s.

Dòng tầng mặt: Theo sự biến đổi không gian, khu vực phía bắc Quy Nhơn - Đà Nẵng, tốc độ dòng chảy thường nhỏ hơn khu vực phía nam. Vào mùa gió đông bắc, hướng dòng chảy tầng mặt trong khu vực này thường có hướng theo hướng gió tức có xu thế chảy từ bắc xuống nam. Vào mùa gió tây nam, do khu vực phía bắc Quy Nhơn ít chịu ảnh hưởng của gió tây nam, đặc biệt là khu vực gần bờ, nên hướng dòng chảy ở khu vực này có thể có hướng đông nam hoặc đông.

Dòng chảy tầng sâu: dòng chảy có tốc độ cực đại trong khu vực Đà Nẵng-Quảng Ngãi là 61,6 cm/s, trung bình 23 cm/s vào thời kỳ gió mùa đông bắc. Thời kỳ gió mùa tây nam, tốc độ dòng chảy cực đại là 52 cm/s, trung bình là 27,8 cm/s. Tại khu vực Đà Nẵng-Quảng Nam, dòng chảy các tầng sâu có hướng chủ yếu là tây bắc và bắc tây bắc trong mùa gió tây nam (chiếm gần 47%); hướng đông nam và nam đông nam trong mùa gió đông bắc (chiếm hơn 49%). Tốc độ dòng chảy chủ yếu tập trung trong khoảng dưới 30 cm/s [25].

1.3.4. Đặc điểm địa hình và trầm tích biển

Địa hình vịnh Đà Nẵng tương đối thoải với thành phần vật liệu chủ yếu là cát bùn, độ sâu trung bình 10-17 m được bao bọc bởi Hải Vân, còn khu vực bán đảo Sơn Trà địa hình đáy dốc (0-30m) Trầm tích trong vùng được phủ bởi chủ yếu các loại trầm tích thô hạt: Cát, cát chứa bùn sét [25]. Ở khu vực cửa sông Hàn và sông Cu Ðê địa hình đáy biển phức tạp và tạo ra một số bãi cạn, trũng ngầm (lòng sông) [15].

Hình 1.5. Bản đồ địa hình đáy biển khu vực Đà Nẵng (Nguyễn Thị Tường Vy, 2017)

NHẬN XÉT CHUNG

Trên cơ sở các kết quả tổng quan từ nguồn tài liệu hiện có về điều kiện tự nhiên, hiện trạng chất lượng môi trường, hiện trạng tài nguyên sinh vật và một số đặc điểm kính tế xã hội, chúng tôi có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Nguồn số liệu về hiện trạng chất lượng môi trường đã nghiên cứu vùng ven bờ Đà Nẵng là không nhiều và thiếu tính đồng bộ do nội dung thực hiện và phạm vi tiến hành rất khác nhau từ nhiều đề tài, dự án. Nguồn số liệu hầu hết được triển khai từ nhiều năm trước đây, thiếu tính cập nhật nên chỉ có giá trị tham khảo mà không phản ảnh được hiện trạng tài nguyên và nguồn lợi cũng như chất lượng môi trường trong khoảng thời gian gần đây.

- Các nghiên cứu đánh giá phân bố của các hệ sinh thái, đa dạng sinh học, nguồn lợi sinh vật vùng ven bờ Đà Nẵng còn thiếu và tiến hành riêng rẽ. Phạm vi nghiên cứu chỉ được tiến hành tại một vài điểm đại diện nên chưa phản ánh được toàn diện về tình trạng hiện nay của các hệ sinh thái cũng như giá trị đa dạng sinh học và nguồn lợi vùng ven bờ Đà Nẵng.

Nhằm thực hiện mục tiêu và những nội dung nghiên cứu như đã nêu tren, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng đa dạng san hô khu vực biển Sơn Trà – Hải Vân tại Thành phố Đà Nẵng thông qua việc đánh giá cụ thể sự thay đổi lớp phủ san hô, các yếu tố sinh thái tác động tới sự phân bố san hô và phân tích nguyên nhân suy giảm lớp phủ san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ. Qua đó giúp cung cấp các dẫn liệu khoa học đáng tín cậy một cách hệ thống về hiện trang san hô của Tp. Đà Nẵng; xây dựng nguồn tài liệu khoa học tham khảo, thông tin quan trọng để phục vụ công tác quản lý tại địa

phương. Góp phần Nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn hệ sinh thái san hô nói riêng và môi trường biển nói chung tại thành phố, đề xuất tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý, bảo tồn nhằm tăng cường hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế của địa phương gắn với bảo vệ môi trường biển.

CHƯƠNG 2

THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của đề tài nghiên cứu là các Rạn san hô phân bố tại khu vực biển Đà Nẵng

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu 2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2019 đến tháng 3/2020 với 2 đợt điều tra, khảo sát:

+ Đợt 1: Mùa mưa vào tháng 10/2019. + Đợt 2: Mùa khô vào tháng 01/2020. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu khu vực biển có san hô sống từ phía nam đèo Hải Vân đến bán đảo Sơn Trà – Tp. Đà Nẵng

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá đặc điểm nền đáy, xác định diện tích và mức độ đa dạng thành phần loài rạn san hô phần loài rạn san hô

- Đo các thông số môi trường nước biển.

- Xác định thành phần nền đáy và phân loại lớp phủ rạn san hô.

- Ghi nhận diện tích san hô sống và so sánh sự thay đổi qua từng giai đoạn. - Đánh giá chất lượng, mức độ đa dạng của quần xã san hô tại khu vực nghiên cứu. 2.3.2. Đánh giá sự thay đổi diện tích san hô sống bằng viễn thám và GIS - Trình bày bản đồ hiện trạng và so sánh sự thay đổi diện tích san hô sống theo thời gian.

2.3.3. Phân tích các yếu tố sinh thái tác động, nguyên nhân suy giảm độ phủ và thành phần loài san hô và thành phần loài san hô

- Yếu tố tự nhiên (vô sinh, hữu sinh) - Tác động của con người.

2.3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ rạn san hô tại khu vực Sơn Trà – Hải Vân, Đà Nẵng Đà Nẵng

Trên cơ sở nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển của rạn san hô tại khu vực nghiên cứu, đề ra một số giải pháp bảo tồn và quản lý.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình điều tra, nghiên cứu này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu

Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu về Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; tài nguyên - môi trường, khí tượng - thủy văn; tài nguyên sinh vật ven biển liên quan đến dự án. Nguồn thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau của các nghiên cứu; báo cáo khoa học, hiện trạng hằng năm của các sở, ban, ngành đã thực hiện trước đây. Các tài liệu được kế thừa có chọn lọc để có cái nhìn tổng quan về các dạng dữ liệu tài nguyên biển vùng ven biển Đà Nẵng hiện có.

2.4.2. Phương pháp phân tích hệ thống

Các thông tin thu thập tổng hợp được thuộc diện đa lĩnh vực, đa ngành, rạn san hô thường không tồn tại đơn lẻ, chúng luôn có mối liên quan mật thiết với các yếu tố khác nhau bằng các mối quan hệ phổ biến và hệ thống. Trong nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ cần phải được đặc biệt chú ý tới phương pháp này. Phân tích hệ thống là quá trình nghiên cứu các yếu tố liên quan đến chủ thể RSH gồm thành nhiều thành phần khác có liên quan (điều kiện môi trường, các hệ sinh thái liên quan, các nhân tố tác động,…) nhằm mục đích nghiên cứu hoạt động, tương tác, các mối liên hệ giữa các yếu tố để có thể đưa ra nhận định, đánh giá mang tính tổng hợp chính xác nhất.

2.4.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn

Các cuộc phỏng vấn bán cấu trúc đã được thực hiện để xác minh sự thay đổi của rạn san hô theo thời gian. Những người được phỏng vấn được chọn là những ngư dân từ các làng chài ven biển thành phố, những người đã từ 40-70 tuổi và có nghề nghiệp liên quan đến câu cá và lặn để hiểu về thông tin về biến động và lý do do thay đổi san hô theo thời gian ở khu vực biển Đà Nẵng. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng để phỏng vấn 80 người dân địa phương. Dữ liệu phỏng vấn được lưu trữ và xử lý bởi MS. Phần mềm Excel v. 2013.

Bên cạnh đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, là phương pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở giao tiếp bằng lời có tính đến mục đích đặt ra. Đối tượng thực hiện phỏng vấn: người dân, cơ quan quản lý nhà nước, khu bảo tồn…Làm cơ sở cho việc xây dựng bảng câu hỏi. Lấy ý kiến thông qua các câu hỏi liên quan, từ đó tổng hợp thông tin đưa vào quá trình phân tích và đánh giá.

Trong quá trình triển khai đề tài, tiến hành tham vấn ý kiến những cá nhân có kinh nghiệm và hiểu biết về vấn đề hiện trạng tài nguyên sinh vật ven biển … Vì vậy, phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn sâu các chuyên gia và cán bộ, chuyên viên của Phòng TNMT, Sở Tài nguyên Môi trường, Ban quản lý KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Sở NN&PTNN và Sở Khoa học và Công nghệ TP Đà Nẵng với các nội dung phỏng vấn

về: (1) Hiện trạng rạn san hô xung quanh khu vực; (2) Các nguyên nhân gây suy giảm rạn san hô tại khu vực; (3) Số liệu và thông tin về hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, hoạt động du lịch, hoạt động sinh hoạt của người dân...; (4) Các dự án đã được triển khai để quản lý rạn san hô và tính hiệu quả; (5) Nhận thức và sự tham gia của người dân trong các hoạt động bảo tồn; (6) Một số vấn đề đáng lo ngại tại địa phương về công tác bảo tồn rạn san hô; nhằm làm rõ hiện trạng tài nguyên đa dạng sinh học vùng ven biển để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học ven biển. Bên cạnh đó, tìm hiểu các giải pháp hiện nay đã, đang và sẽ áp dụng để bảo vệ tài nguyên vùng ven biển Đà Nẵng và thu thập ý kiến về các đề xuất mà nghiên cứu đưa ra.

2.4.4. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình khảo sát thực địa, mẫu san hô được tổng hợp và gửi đến Viện Hải dương học Việt Nam (Nha Trang, Khánh Hòa) giúp định danh giống – loài san hô với sự hỗ trợ của chuyên gia Phan Kim Hoàng – Nghiên cứu viên Phòng Nguồn lợi thủy sinh vật, Viện Hải dương học Việt Nam.

Trong quá trình xây dựng bản đồ hiện trạng dựa trên công cụ GIS và Viễn thám có sự hỗ trợ của chuyên gia/nhóm nghiên cứu đề tài Cấp Bộ mã số B2019-DNA-04: “Ứng dụng viễn thám và GIS đánh giá hiện trạng phân bố và phân vùng bảo vệ rạn san hô ở Quảng Nam và Đà Nẵng”.

2.4.5. Phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa

Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm tra rạn Reefcheck để đánh giá độ phủ san hô và thành phần loài. Sử dụng phương pháp kiểm tra theo điểm (spot check) để ghi nhận các thông tin thực địa. Tiến hành đo các thông số môi trường, độ sâu đáy và thu thập dữ liệu hình ảnh để cung cấp dữ liệu để giải đoán ảnh viễn thám là bước quan trọng nhằm đánh giá đặc điểm môi trường phân bố - phân loại lớp phủ - định danh loài san hô. Trong quá trình nghiên cứu thu thập số liệu chúng tôi sử dụng phương pháp Ô tiêu chuẩn (OTC), tiến hành chọn vị trí thuận lợi để lập các OTC có diện tích 25m² (từ 02 - 05 ô/ tuyến), đảm bảo yêu cầu các OTC phải đại diện cho các khu vực phân bố tập trung san hô. Thu thập các dữ liệu trong OTC:

+ Thu mẫu ảnh kỹ thuật số xác định thành phần nền đáy. + Xác định độ sâu đáy (bằng máy Hondex PS7FL).

+ Thu thập dữ liệu tọa độ địa lý khu vực nghiên cứu (bằng máy GPS Etrex Garmin).

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 27)