Xuất các giải pháp bảo vệ rạn san hô tại khu vực Sơn Trà – Hải Vân, Đà

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 60 - 61)

5. Cấu trúc của luận văn

3.4. xuất các giải pháp bảo vệ rạn san hô tại khu vực Sơn Trà – Hải Vân, Đà

giai đoạn sắp tới của thành phố dự kiến có sự tác động đáng kể đến môi trường trong khu vực ven biển Đà Nẵng là: Dự án xây dựng Cảng Liên Chiểu với quy mô 220 ha với vị trí gần như đối xứng với Cảng Tiên Sa qua Vịnh Đà Nẵng và Dự án xây dựng Công viên Đại dương Sơn Trà tại khu vực Hòn Sụp, bán đảo Sơn Trà [15].

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố đã và đang tiếp tục thực hiện các hoạt động nạo vét lòng sông, đáy biển nhằm chống lũ, ngập úng, phục vụ dịch vụ cảng biển…

Các hoạt động quy hoạch, xây dựng các công trình ven biển nêu trên cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho chất lượng nước biển khu vực Đà Nẵng gia tăng độ đục, tăng lượng trầm tích đổ ra vịnh Đà Nẵng, thay đổi cấu trúc bề mặt đáy hoặc gia tăng lượng nước thải vào môi trường biển…

3.4. Đề xuất các giải pháp bảo vệ rạn san hô tại khu vực Sơn Trà – Hải Vân, Đà Nẵng Đà Nẵng

Trước thực trạng suy giảm diện tích san hô tại vùng biển Sơn Trà – Hải Vân, Đà Nẵng, trong những năm gần đây đã có nhiều giải pháp của cơ quan quản lý hay từ các dự án, đề tài, chương trình nghiên cứu đề xuất nhằm quản lý khai thác và bảo vệ rạn san hô tại địa phương, các đề xuất thường tập trung vào các nhóm giải pháp về thể chế và chính sách, giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp đào tạo tuyên truyền nâng cao nhận thức, hợp tác quốc tế,... Việc ứng dụng các giải pháp cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng cho đến nay diện tích san hô vẫn tiếp tục suy giảm và một số giống – loài san hô có nguy cơ mất trắng.

Trong khuôn khổ luận văn, trên cơ sở phân tích hiện trạng đa dạng san hô tại khu vực nghiên cứu, các thông tin tham vấn cộng đồng, các kết quả nghiên cứu và các nguồn tài liệu khoa học liên quan, luận văn đề xuất 05 nhóm giải pháp chính.

Luận văn đặt ra 03 mục tiêu lớn cho các nhóm giải pháp nêu trên:

- Mục tiêu về kinh tế: góp phần phát triển các ngành kinh tế như kinh tế hàng hải, đặc biệt là xây dựng cảng biển - đóng tàu và vận tải biển; nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản; du lịch; xây dựng các khu kinh tế tập trung, khu công nghiệp và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các đô thị ven biển;

- Mục tiêu về bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai: góp phần bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học (đối với HST biển - rạn san hô), ngăn chặn suy thoái môi trường, từng bước cải thiện môi trường nước (đặc biệt là các vùng quy hoạch du lịch, chế biến hải sản, khu công nghiệp/khu chế xuất, các khu kinh doanh – thương mại du lịch ven biển); góp phần hạn chế tác hại của thiên tai và sự cố môi trường (đặc biệt là ở các vùng dân cư, đô thị, khu du lịch, bến cảng, cửa sông, khu

công nghiệp/khu chế xuất, khu nuôi trồng và chế biến thủy sản, các khu vực có đa dạng sinh học cao);

- Mục tiêu về sử dụng hợp lý tài nguyên: đảm bảo tài nguyên thiên nhiên được quy hoạch sử dụng khôn khéo, mức độ và quy mô khai thác tài nguyên và các hệ sinh thái nằm trong giới hạn chống chịu và tự phục hồi của chúng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về tài nguyên của thế hệ mai sau.

Định hướng đề xuất các nhóm giải pháp bảo vệ rạn san hô tại khu vực Đà Nẵng được xây dựng dựa trên các cơ sở các chiến lược, chính sách, hệ thống pháp luật liên quan; các nghị định, nghị quyết, các quyết định, quy định của Chính phủ cũng như của các bộ ban ngành liên quan ở trung ương và địa phương; các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành, địa phương và các kết quả nghiên cứu khoa học liên quan. Ngoài ra, khi đề xuất các giải pháp, luận văn lưu ý một số luận điểm: Khu vực vịnh Đà Nẵng có vị trí chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng - quân sự

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng đa dạng san hô và đề xuất giải pháp bảo vệ tại khu vực Sơn Trà - Hải Vân Đà Nẵng (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)