Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quản lý và thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam” ppsx (Trang 46 - 48)

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆ.P

9. Tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc.

Một đặc điểm nổi bật của văn hoá doanh nghiệp còn yếu kém là do chưa xác định được tiêu chí đánh giá công việc đối với hoạt động của doanh nghiệp nói chung và cá nhân nói riêng. Tại những nơi này người ta không xác

định được rõ ràng cần phải dựa vào đâu để xét năng lực làm việc của từng người ở từng vị trí cụ thể, do vậy việc xét thưởng hay thực thi các chế độ còn rất lúng túng, điều đó gây nên bức xúc của nhiều thành viên trong tổ chức doanh nghiệp.

Đa số các doanh nghiệp lựa chọn việc đánh giá dựa trên kết quả công việc. Việc đánh giá này không quan tâm đến cách thức tiến hành công việc, miễn sao anh đạt được kết quả cuối cùng mà tôi mong muốn, ví dụ số lượng hàng bán ra đạt chỉ tiêu trong một tháng , hoặc công việc thi công công trình

đảm bảo đúng tiến độ thời gian, một công nhân sản xuất được bao nhiêu sản phẩm trong một ngày công.

Nhiều doanh nghiệp của Nhật Bản áp dụng cách đánh giá hiệu quả

công việc kết hợp với qúa trình tiến hành công việc. Ví dụ, một cửa hàng trưởng đánh giá năng lực của một nhân viên bán hàng dựa trên các tiêu chí như thời gian người đó trao đổi với khách hàng, thời gian nhân viên đó có mặt tại cửa hàng, khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cuối cùng là số lượng hàng hoá bán ra trong ngày là bao nhiêu.

Việc đánh giá hiệu quả không nhất thiết phải dựa trên kết quả công việc mà còn dựa vào nhiều tiêu chí khác như thái độ , sự nhiệt tình hay ý thức chấp hành kỷ luật cũng tạo nên sắc thái khác nhau tại văn hoá nhiều doanh nghiệp.Trong tinh thần thể thao truyền thống Sumo của Nhật Bản, việc xét giải thưởng bên cạnh giải vô địch còn có các giải khác như giải thi đấu xuất sắc, giải cho kỹ thuật cao và giải cho tinh thần xuất sắc – giải này sẽ được trao cho đô vật nào tham gia liên tục trong 15 ngày bất kể thời tiết mưa hay nắng , và không xét người đó có thắng cuộc hay không.

10. Năng lực nuôi dưỡng nghề nghiệp và con người.

Văn hoá doanh nghiệp có trở nên mạnh hay không còn do năng lực nuôi dưỡng nghề nghiệp và đào tạo con người của các cấp quản lý . Nó bao gồm việc hoạch định và phát triển nghề nghiệp cùng với các chính sách thúc

đẩy và hỗ trợ nhân viên . Nhiều doanh nghiệp rất chú trọng đến khâu này vì rằng đó là chiến lược lâu dài, nếu họ muốn doanh nghiệp phát triển một cách bền vững.

Một văn hoá tốt phải là sự đề cao tính quan trọng giáo dục hành vi đạo

đức song song với đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp cho con người với nhiều biện pháp khuyến khích học hỏi không ngừng . Giúp cho các thành viên luôn sẵn sàng nói “có” và không bao giờ nói “không” đối với công việc.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quản lý và thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam” ppsx (Trang 46 - 48)