1. Sự cạnh tranh khốc liệt.
Ngày nay, các doanh nghiệp đang trên con đường cạnh tranh gay gắt để
phát triển và xác định vị trí. Nhiều quốc gia đã gia nhập khối kinh tế EU. NAFTA, gia nhập tổ chức thương mại thế giới W.T.O. Việt nam đã gia nhập
hiệp hội các nước Đông Nam Châu Á ASEAN, thị trường mậu dịch tự do AFTA và thực hiện hiệp định thương mại Việt- Mỹ, ta thấy rằng kinh tế các nước và đang trên đà hội nhập và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển . Những rào cản đang được phá bỏ, đem lại cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội hợp tác làm ăn. Bên cạnh những cơ hội đó , các doanh nghiệp cũng phải
đương đầu với rất nhiều thử thách và cuộc cạnh tranh cho sự tồn tại cũng ngày một sâu sắc hơn. Để thành công, nhiều doanh nghiệp đang cố gắng tạo ra môi trường làm việc hoàn thiện nhằm thu hút nhân tài và nuôi dưỡng năng lực, ngăn chặn tình trạng thất thoát nhân lực và chảy máy chất xám. Bên cạnh
đó, bộ máy quản lý nhân lực ở nhiều nơi cũng đã xác định rõ mục tiêu hoạt
động và thay đổi biện pháp quản lí , tăng cường hiệu quả hoạt động và phát triển ra thị trường nước ngoài .
2. Khả năng thích ứng.
Có một sự thật buộc chúng ta phải nhìn nhận rằng, chỉ có một văn hoá doanh nghiệp mạnh thì mới có khả năng thích ứng cao với những thay đổi liên tục từ bên ngoài. Như chúng ta đã thấy mọi yếu tố xã hội, khoa học công nghệ, khả năng của con người đang thay đổi từng giờ, từng phút và một doanh nghiệp tốt hôm nay nhưng chưa chắc đã là tốt trong tương lai nếu không có sự định hướng cho những sự thích ứng đó ngay từ bây giờ . Quan trọng hơn ,hoạt động của các doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu nhiều hơn nữa nếu không tiến hành một cuộc cách mạng cho việc xây dựng và đổi mới văn hoá trong phạm vi doanh nghiệp ngay trong hiện tại.
3. Tạo nên giá trị tinh thần.
Sống trong một môi trường văn hoá lành mạnh với sự quan tâm thoả đáng của các cấp lãnh đạo và một khả năng nuôi dưỡng đặc biệt sẽ làm cho mọi người cảm thấy lạc quan và cống hiến hết mình cho mục tiêu của doanh nghiệp . Người ta không chỉ suốt đời lao động vì lý do chỉ để tồn tại mà họ
còn có thể thấy được ý nghĩa của bản thân qua những đóng góp cho cộng
đồng và xã hội.
Trong một tập thể tốt sẽ là một cơ hội cho mọi người có thể học tập lẫn nhau và mang lại nhiều giá trị về tinh thần . Giá trịđó sẽ khích lệ khả năng làm việc hết mình của các thành viên đối với mục tiêu của doanh nghiệp .
4. Tạo sức hút của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp chính là hình ảnh về một doanh nghiệp và tạo nên sự khác biệt với các doanh nghiệp khác. Qua văn hoá doanh nghiệp ta sẽ
cảm nhận rằng hoạt động của doanh nghiệp đó là mạnh hay yếu . Khi đến liên hệ công việc với một công ty, nếu bắt gặp thái độ trân trọng từ những nhân viên bảo vệ đến chị lao công, sự chỉ dẫn tận tình của các nhân viên văn phòng với những thủ tục nhanh chóng nhất có thể, sẽ đem lại cho ta cảm giác hài lòng và hứa hẹn sự quay lại lần sau.
Một cửa hàng đông khách thì ngoài thái độ trân trọng khách hàng, cách ăn mặc đẹp đẽ của nhân viên còn do sự độc đáo của cửa hàng trong việc cung cấp một dịch vụ thuận tiện hoặc chế độ chăm sóc và hậu mãi khách hàng. Một doanh nghiệp cũng vậy, muốn có được nhiều tiềm năng khách hàng , thu hút các hợp đồng kinh tế và nhiều cơ hội liên doanh liên kết với các đối tác hay không thì cần phải có một văn hoá doanh nghiệp tốt mới có thể tạo được lòng tin với các đối tác trong kinh doanh .
Chương II
THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
[\