Mức độ tôn trọng của quản lý doanh nghiệp đốiv ới các thành viên.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quản lý và thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam” ppsx (Trang 42 - 43)

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆ.P

3. Mức độ tôn trọng của quản lý doanh nghiệp đốiv ới các thành viên.

Thực tế cho thấy, nhiều giám đốc đã rất thành công trong việc xây dựng mối quan hệ tốt với nhân viên, họ được mọi người yêu mến và phục tùng tuyệt đối, nhưng cũng có những vị giám đốc gặp phải bất bại khi họ

muốn thương lượng với giới lao động về một vấn đề nào đó. Đây có thể coi là kết quả của việc đối xử mang tính tôn trọng hay không giữa người quản lý đối với thành viên của họ. Sự tôn trọng ở đây bao hàm sự coi trọng giá trị đóng góp của các thành viên đối với doanh nghiệp. Mỗi người dù công việc khác nhau nhưng không có công việc nào là hèn kém, việc làm của mỗi người đều có một ý nghĩa đóng góp cho thành công của doanh nghiệp. Sự tôn trọng không bao giờ đồng nghĩa với sự ban ơn, nhiều khi nó được thể hiện bằng sự

khích lệ, hoặc sự cảm thông và quan tâm của lãnh đạo đối với cấp dưới. Những nhà quản lý thể hiện sự tôn trọng bằng những hình thức và cấp độ

khác nhau, Nhiều giám đốc rất ít gần gũi giới lao động nhưng cũng có nhiều giám đốc luôn mở cửa phòng để đón tiếp nhân viên và trao đổi thẳng thắn với họ về mọi vấn đề. Trong một văn phòng đại diện tại châu Âu , khi giám đốc

điều hành còn là một thương gia người Nhật , ông này luôn đến từng bàn làm việc để hỏi thăm sức khoẻ và gia đình của nhân viên. Trong thời gian khó khăn và khủng hoảng về tài chính, ông cố gắng giải thích về kinh tế toàn diện và tình trạng cạnh tranh trên thị trường để giúp công nhân hiểu ông và chấp nhận mức lương của họ . Việc làm của ông giúp cho nhân viên hiểu được rằng giám đốc đang rất quan tâm đến họ, đang rất tin tưởng vào sự trung thành cũng như sự chia sẻ khó khăn của họ đối với công ty. Sau khi ông này về

nước , giám đốc mới lên thay là một người châu Âu thì mọi việc hầu như bị

thay đổi hoàn toàn. Phòng của tân giám đốc mới này luôn đóng cửa, tất cả các mệnh lệnh đều được truyền đi bằng văn bản còn nhân viên không bao giờ có cơ hội được gặp mặt và trao đổi trực tiếp với ông ta. Rõ ràng trong những trường hợp như vậy, người lãnh đạo khó có thể nhận được những thông tin phản hồi, những sáng kiến hay từ đồng nghiệp của họ.

Một phần của tài liệu Luận văn: “Vai trò của văn hoá doanh nghiệp trong quản lý và thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam” ppsx (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)