Nghiên cứu về rệp xơ trắng (C.lanigera) hại mía

Một phần của tài liệu 26277 (Trang 25 - 26)

Rệp xơ trắng là một loài dịch hại nguy hiểm không những đối với sinh trưởng và phát triển của cây trồng mà còn ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng đường. Theo Trần Văn Sỏi (1995) [26] ở khu vực phía Bắc, rệp là đối tượng gây hại lớn nhất đối với nghề trồng mía. Rệp thường xuất hiện nhiều vào mùa hạ, phá hoại mạnh nhất vào cuối mùa thu, đầu mùa đơng và có thể kéo dài đến cuối năm.

Quách Thị Ngọ (2002) [20] đã tiến hành điều tra trên 30 loại cây trồng bao gồm cả cây mía, thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và phụ cận, một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và đặc biệt là ở các huyện ngoại thành Hà Nội. Kết quả thu thập được 45 loài rệp muội và đã xác định được tên 32 loài thuộc 5 họ phụ. Tác giả cũng cho biết thêm rằng trong 32 loài đã xác định được tên thì có 7 lồi là những lồi rất phổ biến trong đó có lồi Ceratovacuna lanigera Zehnther.

Theo Lương Minh Khôi (1999) [15] ở miền Bắc một năm rệp phát sinh khoảng 20 lứa, sức sinh sản mạnh, rệp có thể sinh sản quanh năm, khi điều kiện thích hợp sẽ gây thành dịch.

ở nước ta đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đặc tính sinh học và sinh thái

học của rệp xơ trắng để phục vụ cho cơng tác dự tính dự báo và phịng trừ rệp có hiệu quả. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đức Khiêm (1996): Thời gian phát dục của rệp non loại hình có cánh 11-15 ngày. Vịng đời của loại hình có cánh 33- 37 ngày, 1 đời 39 - 40 ngày, của loại hình không cánh là 13- 18 ngày, 1 đời từ 19 - 26 ngày [12]. Ngoài ra tác giả nhận xét rằng ni rệp cái khơng cánh và có cánh trong tháng 8 và tháng 9 trên giống mía F134, nhiệt độ trung bình cả đợt 27,5oC, ẩm độ trung bình 81% thì thời gian phát dục các pha của 2 loại hình rệp khác nhau rõ rệt. Theo Nguyễn Văn Hoan [6] trong điều kiện thí nghiệm với thức ăn là giống VĐ 63-237, ở nhiệt độ 22,5 –

29,5oC, ẩm độ 74,5 – 90,5% thì thời gian phát dục của rệp non loại có cánh là 32 – 36 ngày, loại không cánh 14 – 18 ngày. Vịng đời của loại hình có cánh 35 – 40 ngày, loại hình khơng cánh 16 – 21 ngày.

Theo tác giả Lương Minh Khôi [17] tuổi thọ của rệp trưởng thành không cánh từ 32 - 92 ngày, sức đẻ lớn, một đời đẻ từ 50 - 130 con, bình quân mỗi ngày đẻ được 2 con. Tuổi thọ của rệp trưởng thành có cánh từ 7 - 10 ngày và có thể đẻ được từ 10-15 rệp non. Một quần thể rệp non có từ 3 - 4 đời cùng sinh sống, thậm chí có mấy đời cùng sinh sống một nơi. Khi rệp trên lá mía nhiều, rệp non tuổi 1,2 phân tán và di chuyển lung tung từ lá này sang lá khác. Thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến sức sinh sản của rệp và thời gian các lứa rất lớn. Bình quân nhiệt độ từ 20 - 30oC, cao nhất trên 40 oC rệp sẽ xuất hiện hiện tượng đình dục, tuổi rệp non kéo dài hơn, chủ yếu là kéo dài rệp tuổi 4, so với tuổi 4 rệp non không cánh dài gấp 2-3 lần.

Một phần của tài liệu 26277 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)