Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu 26277 (Trang 86 - 89)

5.1 Kết luận

Từ những kết quả điều tra và nghiờn cứu trong phũng thớ nghiệm trong

vụ xuân hè năm 2009 tại nông trường Sao Vàng - Thọ Xuân - Thanh Hoá,

chỳng tụi rỳt ra một số kết luận sau:

1.Thành phần sâu hại mía khá phong phú và đa dạng, gồm 29 loài, thuộc 7 bộ, 29 họ côn trùng chủ yếu là bộ cánh cứng và bộ cánh thẳng chiếm 20,7%. Trong đó lồi rệp xơ trắng C. lanigera là lồi gây hại chủ yếu trên mía.

2.Thành phần thiên địch và nhện lớn bắt mồi trên mía ở nơng trường Sao Vàng – Thọ Xn – Thanh Hố gồm 26 lồi, thuộc 8 bộ, 14 họ. Trong đó bộ cánh cứng chiếm tỷ lệ cao nhất 50%, ít nhất là bộ cánh thẳng 3,8%.

3. Trên ruộng mía loại hình khơng cánh xuất hiện nhiều hơn loại hình có cánh. Vị trí gây hại trên cây cũng khác nhau, rệp chủ yếu phân bố nhiều trên lá bánh tẻ.

Rệp xơ trắng gây hại trên ruộng mía lưu gốc nặng hơn ruộng mía tơ. Mật độ rệp trên ruộng mía tơ đạt cao nhất là 116,9 con/lá vào ngày 2/6, mía gốc là 138,6 con/lá vào ngày 26/5.

Cả 5 giống mía nghiên cứu đều bị nhiễm rệp xơ trắng ở mức độ khác nhau, trong đó giống mía VĐ 94-128 bị hại nặng nhất, mật độ rệp đạt cao nhất 141,8 con/lá vào ngày 26/05, tiếp đến giống QĐ 86-368 mật độ rệp đạt cao nhất 130,1 con/lá vào ngày 02/06, giống MY55-14 nhiễm trung bình mật độ rệp đạt cao nhất 128,1 con/lá vào ngày 09/06, tiếp theo giống ROC22 mật độ rệp đạt cao nhất 125,7 con/lá vào ngày 02/06, cuối cùng là giống ROC10 nhiễm nhẹ nhất, mật độ rệp đạt cao nhất 117 con/lá vào ngày 09/06.

Mía trồng trên đất thấp bị rệp xơ trắng gây hại nặng hơn mía được trồng trên chân đất cao. Mía trồng với khoảng cách hàng 1m bị rệp xơ trắng gây hại

nặng hơn so với khoảng cách 1,25m.

4. Mật độ ruồi ăn rệp họ Syrphidae có chiều hướng tăng tỷ lệ thuận với

mật độ rệp xơ trắng. Mật độ ấu trùng ruồi tổng số đạt cao nhất là 0,51(con/cây) vào ngày 26/5, lúc này mật độ rệp đạt cao nhất (141,8 con/lá).

Quá trình điều tra chúng tơi bắt gặp trên ruộng mía 3 lồi ruồi thuộc họ

Syrphidea ăn rệp xơ trắng : E. balteatus, S. ribesii, I. scutellaris. Trong đó lồi E. balteatus là loài bắt gặp phổ biến nhất.

5. Quá trình sinh trưởng phát triển ruồi E. balteatus trải qua 4 pha phát dục: trứng, sâu non (dòi), nhộng và trưởng thành.Thời gian vòng đời trung bình của ruồi ở 27,80C là 18,7 ngày, ở 25,30C là 20,07 ngày. Thời gian 1 đời trung bình của ruồi ở 27,80C là 25,93 ngày, còn ở 25,30C là 28,62 ngày.

Ruồi E. balteatus cái đẻ trứng trong vòng 9 ngày, trung bình 39,5  2,11quả/trưởng thành, vào ngày sinh sản thứ 6 số lượng trứng đẻ nhiều nhất (5,6 quả/trưởng thành/ ngày).

Trong điều kiện nhiệt độ trung bình 25,30C, ẩm độ trung bình 82,5% 1 dịi tuổi 1 trung bình ăn được 17,2 ± 0,37 rệp, 1 dịi tuổi 2 trung bình ăn được 69,7 ± 0,62 rệp, 1 dòi tuổi 3 trung bình ăn được 196,2 ± 2,15 rệp. ở điều kiện nhiệt độ trung bình 27,80C, ẩm độ trung bình 77,6%, dịi ăn được ít rệp hơn, 1 dịi tuổi 1 trung bình ăn được 15,9 ± 0,44 rệp, 1 dịi tuổi 2 trung bình ăn được 57,5 ± 0,51 rệp, 1 dòi tuổi 3 trung bình ăn được 188,7 ± 1,84 rệp.

6. Thuốc Dragon 585EC và SecSaigon50EC là những thuốc thế hệ mới có hiệu lực trừ rệp xơ trắng rất lớn, tuy nhiên lại gây độc với thiên địch. Dầu khoáng SK99 EC tuy hiệu lực trừ rệp không nhanh và cao bằng 2 loại trên nhưng lại an toàn với thiên địch.

5.2 Đề nghị

- Sử dụng kết quả nghiên cứu làm tài liệu tập huấn cho lớp khuyến nông, tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên nghành Bảo vệ thực vật trồng trọt của trường Đại học, cao đẳng.

- Khuyến cáo nông dân: Sử dụng loại thuốc Dầu khoáng SK99EC để phịng trừ rệp vừa có hiệu quả vừa an toàn đối với các lồi thiên địch, ít ảnh hưởng tới mơi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu 26277 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)