3. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng
3.3.1.1 Phương pháp điều tra thành phần, mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch của chúng
- Điều tra định kỳ 7 ngày một lần theo phương pháp tự do không cố định điểm (số điểm càng nhiều càng tốt). Quan sát thu thập tất cả các mẫu
sâu hại, thiên địch bắt gặp mang về phịng thí nghiệm giám định phân loại tại Bộ môn Côn trùng, trường ĐH. Nông nghiệp Hà Nội.
- Thu bắt mẫu vật bằng tay, vợt, mẫu vật được cất giữ trong các lọ đựng mẫu có chứa cồn 700C hoặc Foocmol 5%, lọ đựng mẫu riêng từng đợt điều
tra, mỗi lọ mẫu có ghi ngày điều tra, nơi điều tra, phân loại hoặc nuôi tiếp. Chỉ tiêu theo dõi: Tần suất xuất hiện các loài (%).
3.3.1.2 Phương pháp điều tra diễn biến mật độ rệp xơ trắng hại mía C.lanigera và ruồi E. balteatus ăn rệp xơ trắng
- Điều tra theo phương pháp trong cuốn tiêu chuẩn Nông nghiệp Việt Nam - Tiêu chuẩn bảo vệ thực vật [3], tiến hành chọn ruộng điều tra đại diện cho:
+ Các giống: ROC22, ROC10, qđ86-368, VĐ94-128, MY55-14 +Phương thức để giống: mía tơ, mía lưu gốc
+Khoảng cách hàng mía: khoảng cách 1m và 1,25m
- Điều tra 7 ngày/lần trên ruộng theo 5 điểm chéo góc mỗi điểm 2 cây, mỗi cây 3 lá trên 3 tầng (gốc, giữa và ngọn). Quan sát tỉ mỉ ở trên mặt lá, dưới lá và các bộ phận của cây, đếm số lượng ruồi, rệp. Sau đó thu bắt mang về phịng thí nghiệm giám định. Dụng cụ thu bắt chủ yếu bằng vợt, bút lơng có thấm nước, hộp đựng ruồi, rệp. Thao tác bắt cần tiến hành từ từ, nhẹ nhàng. Mẫu vật được cất giữ trong các lọ đựng mẫu riêng biệt bên ngồi lọ có ghi: ngày thu mẫu, cây trồng, địa điểm. Toàn bộ mẫu ruồi, rệp được nhận dạng
dưới kính lúp cầm tay. Khi thu mẫu mơ tả tình trạng sống trước khi thu bắt, màu sắc, vị trí sống của ruồi, rệp.
Trong q trình điều tra tiến hành theo dõi và thu bắt ruồi, rệp xơ trắng theo các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây mía.
Chỉ tiêu theo dõi: - Mật độ rệp xơ trắng (con/lá)
- Mật độ ruồi: + Đối với ấu trùng (con/cây) +Trứng (quả/cây)
3.3.1.3 Phương pháp xác định sự phân bố của rệp xơ trắng C.lanigera trên cây mía
Để xác định sự phân bố của rệp xơ trắng trên cây mía chúng tôi tiến
hành thu thập các lá có rệp và phân theo tuổi lá: lá non, lá bánh tẻ, lá già. Đếm số lượng rệp xơ trắng ở các pha trên tổng số lá thu thập của từng tuổi lá.
3.3.1.4 Phương pháp xác định hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ rệp xơ trắng ngồi đồng ruộng
Thí nghiệm gồm 5 cơng thức trong đó 4 cơng thức thí nghiệm tương ứng với 4 loại thuốc và 1 công thức đối chứng phun nước lã được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), mỗi ơ thí nghiệm được bố trí với diện tích
75m2 (gồm 5 hàng mía dài 15 m, khoảng cách hàng 1m), 3 lần nhắc lại, phun một lần vào lúc mật độ rệp lên cao (116,9con/lá) vào ngày 02/06/2009. Điều tra mật độ rệp xơ trắng và ruồi ăn rệp trước xử lý thuốc 1 ngày và sau xử lý thuốc 1 ngày, 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày, từ đó tính hiệu lực (%) của thuốc.
Các loại thuốc thí nghiệm được bố trí với các cơng thức
Cơng thức Tên thuốc Nồng độ sử dụng (%)
I Bini 58 50 EC 0,1
II SecSaigon 50EC 0,1
III Dragon 585EC 0,1
IV Dầu khoáng SK99EC 0,3
V Đối chứng Phun nước lã
Sơ đồ thí nghiệm thuốc hố học ngồi đồng ruộng
Dải bảo vệ
CT I1 CT II1 CT III1 CT IV1 CT V1
CT III2 CT IV2 CT V2 CT I2 CT II2
CT V3 CT I3 CT II3 CT III3 CT IV3
D ải b ảo v ệ Dải bảo vệ D ải b ảo v ệ