4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1 Thành phần sâu hại trên mía tại nơng trường Sao Vàng Thọ Xuân Thanh Hoá vụ xuân hè năm
- Thanh Hoá vụ xuân hè năm 2009
Thực tiễn sản xuất những năm gần đây cho thấy, khi đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây mía, nhằm mục đích nâng cao sản lượng thì ở những vùng chuyên canh cây mía bị nhiều lồi sâu hại tấn công gây hại và tình hình sâu bệnh ngày càng phức tạp. Xỏc định thành phần sõu hại giỳp định
hướng cho việc xõy dựng chiến lược phũng trừ và đề xuất cỏc giải phỏp quản lớ dịch hại đối với người sản xuất. Qua điều tra theo dõi mía tại nụng trường Sao Vàng - Thọ Xuõn - Thanh Hoỏ chúng tôi đã thu được 29 loài sâu hại
thuộc 7 bộ, 19 họ côn trùng. Kết quả được trình bày ở bảng 4.1. Số liệu bảng 4.1 cho thấy:
Bộ cánh thẳng ( Orthoptera) gồm có 6 lồi chiếm 20,7% Bộ cánh cứng (Coleoptera) gồm có 6 lồi chiếm 20,7% Bộ cánh đều (Homoptera) gồm có 5 lồi chiếm 17,2% Bộ cánh nửa (Hemiptera) gồm có 5 lồi chiếm 17,2% Bộ cánh vảy (Lepidoptera) gồm có 5 lồi chiếm 17,2% Bộ cánh bằng (Isoptera) gồm có 1 lồi chiếm 3,4%. Bộ cánh tơ (Thisanoptera) gồm có 1 lồi chiếm 3,4%.
Qua q trình điều tra thành phần sâu hại, tần suất bắt gặp các loài cho thấy mỗi lồi sâu hại có sự biến động khác nhau theo các tháng, điều đó phụ thuộc vào đặc điểm sinh thái, qui luật phát sinh phát triển của từng lồi, điều kiện sinh thái của mơi trường, giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng.
Bảng 4.1. Thành phần sâu hại mía tại nơng trường Sao Vàng – Thọ Xuân – Thanh Hóa vụ xuân hè năm 2009 Mức độ phổ biến qua các tháng
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ / Họ T1 T2 T3 T4 T5 T6
I Bộ cánh thẳng ORTHOPTERA
1 Châu chấu voi Chondracris rosea De Geer Acrididae + + ++ ++ ++ +
2 Châu chấu xanh Oxya velox Fabr. Acrididae + + ++ ++ ++ ++
3 Cào cào xanh Atractomorpha chinensis Bolivar Acrididae + + + + + ++
4 Châu chấu nâu Acridium sp. Acrididae - - - + ++ +
5 Dế dũi Gryllotalpa africana P.de B. Gryllotalpidae - - + + + -
6 Dế mèn lớn Brachytrupes portentosus Lichtenstein Gryllotalpidae - - + + ++ +
II Bộ cánh đều HOMOPTERA
7 Rệp xơ trắng Ceratovacuna lanigera Zehntner Erisomallidae - + ++ ++ +++ +++
8 Rầy đầu vàng Eoeurysa flavocapitata Muir Delphacidae + ++ ++ ++ + +
9 Rầy trắng lớn Tettigoniella spectra Distant Cicadellidae - + + + + +
10 Rầy xanh lá mạ Empoasca flavescens Fabr. Cicadellidae - + ++ ++ - -
11 Rệp sáp Trionymus sacchari Cockerell Coccidae - + + + - -
III Bộ cánh nửa HEMIPTERA
12 Bọ xít đen Scotinophora lurida Burm. Pentatomidae - + ++ ++ ++ ++
13 Bọ xít xanh Nezara viridula Linnaeus Pentatomidae + + + + + -
14 Bọ xít nâu Megymenum gracilicorne Dallas. Pentatomidae - + + + + -
15 Bọ xít dài Leptocorisa acuta Thunberg Corcidae - + + + + +
16 Bọ xít đỏ Pyrrhocoris sp. Pyrrhocoridae - + + ++ - -
Mức độ phổ biến qua các tháng
STT Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ / Họ T1 T2 T3 T4 T5 T6
18 Bọ hung đen nhỏ Onthophagus lenzii Harold Scarabaeidae + + + ++ ++ +
19 Bọ hung nâu vàng Holochitria sp. Scarabaeidae - + + + + +
20 Bọ cánh cam đục gốc Anomala expansa Bates Scarabaeidae + + + ++ ++ +
21 Câu cấu xanh nhỏ Platymycterus sieversi L. Curculionidae - - + + ++ +
22 Câu cấu xanh lớn Hypomeces squamosus Fabr. Curculionidae + + + + - -
V Bộ cánh vảy Lepidoptera
23 Sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens Walker Noctuiae + ++ ++ ++ ++ ++
24 Sâu đục thân mình vàng Argyroploce schistaceana Snellen Eucosmidae - - - + + -
25 Sâu đục thân mình tím Phragmataecia castaneae Hubner Cossidae - - + + + ++
26 Sâu đục thân 4 vạch Proceras venosatus Walker Pyralidae - + + + ++ ++
27 Sâu đục thân bướm trắng Scirpophaga nivella Fab. Pyralidae - - + + ++ +
VI Bộ cánh bằng Isoptera
28 Mối Odontotermes sp. Termitidae - - - - + +
VII Bộ cánh tơ THYSANOPTERA
29 Bọ trĩ Scirthothrips dorsalis H. Thripidae + ++ +++ ++ + +
Ghi chú: - : Rất ớt phổ biến (tần suất xuất hiện: < 5%)
+ : Ít phổ biến (tần suất xuất hiện: 5 - 20 %) ++ : Phổ biến (tần suất xuất hiện 20 - 50 %) +++ : Rất phổ biến (tần suất xuất hiện > 50 %) Ghi chú này dùng cho bảng 4.1 và 4.2.
Từ kết quả điều tra ta thấy từ khi cây mía ở giai đoạn cây mầm đến giai đoạn vươn lóng chúng tơi thường bắt gặp nhóm bọ trĩ, châu chấu, bọ hung đục gốc, sâu đục thân, rệp xơ trắng, rầy đầu vàng, bọ xít.
Giai đoạn mía cịn nhỏ nhóm bọ trĩ xuất hiện sớm nhất và kéo dài đến giai đoạn cây mía vươn lóng vẫn bắt gặp chúng. Cả ấu trùng lẫn trưởng thành bọ trĩ đều hút dịch ở lá nõn còn cuốn trịn ở trong cùng ngọn mía, làm cho các đầu lá non có màu màu vàng và lấm tấm trắng, mật độ bọ trĩ gây hại cao các chóp lá bị cháy khơ. ở khu vực trồng mía trên đất đồi khơ hạn, có độ ẩm thấp vào các tháng 2- 3- 4 mật độ bọ trĩ cao hơn so với các ruộng mía ở vùng đất thấp có độ ẩm đất và khơng khí cao.
Rệp xơ trắng mặc dù xuất hiện muộn hơn so với bọ trĩ song đến giai đoạn làm lóng chúng xuất hiện nhiều và gây nặng nhất so với các lồi sâu hại mía. Cả rệp non và trưởng thành sống tập trung quần tụ ở mặt dưới của lá, dọc theo gân lá, hút chất dịch cây, trực tiếp phá hại tổ chức lá làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mía. Ngồi ra, các chất bài tiết của rệp là môi trường tốt cho nấm muội đen phát triển, tạo nên màu đen (bào tử nấm) dọc theo lá và gân, làm khả năng quang hợp, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và giảm hàm lượng đường trong mía.
Nhóm rầy đầu vàng xuất hiện ở giai đoạn cây mầm đến giai đoạn vươn lóng chúng tơi bắt gặp chúng nhiều hơn. Rầy chủ yếu hại ở ngọn mía các lá non cịn cuốn tròn chưa nở hoặc lá non mới xoè, cây mía bị hại nặng lá nõn bị thối.
Nhóm sâu đục thân chúng tôi bắt gặp phổ biến trên các ruộng mía từ giai đoạn cây con đến vươn lóng, ở giai đoạn cây con đến đẻ nhánh sâu đục nõn làm cho khô nõn và làm hỏng điểm sinh trưởng dẫn đến cây bị cụt ngọn, sang thời kỳ vươn lóng những cây mía nào bị sâu hại nặng khi gặp gió to làm cho cây bị gãy ngang thân.
Sâu đục thân 4 vạch (Proceras venosatus Walker) và sâu đục thân bướm trắng (Scirpophaga nivella Fab.) xuất hiện nhiều ở giai đoạn vươn lóng. Sâu non sống ở ngọn búp, ăn lá non tạo thành nhiều lỗ thủng. Khi mía chưa có lóng sâu đục vào bên trong, ăn từ dưới đến đỉnh sinh trưởng gây hiện tượng chết đọt. Khi mía lớn đã có lóng, sâu đục từ lóng này sang lóng khác, làm mía sinh trưởng chậm hoặc bị ngừng sinh trưởng.
Sâu đục thân mình hồng (Sesamia inferens Walker) chúng xuất hiện sớm hơn các loài đục thân và gây hại ngay từ khi cây mía ở giai đoạn cây mầm làm cho khô nõn, làm hỏng điểm sinh trưởng, đến thời kỳ vươn lóng sâu khơng làm chết cây mà chỉ làm gẫy gục khi gặp mưa giông.
Sâu non bọ hung đen đục gốc mía (Alissonotum impressicolle Arrow) phát sinh và gây hại ngay từ giai đoạn mía mầm đến giai đoạn vươn lóng. Chúng ăn, gặm rễ và thân ngầm, làm ngừng trệ khả năng vận chuyển dinh dưỡng, làm cây phát triển còi cọc hoặc bị chết. Ruộng mía gốc bị hại nặng hơn ruộng mía tơ.
Ngồi ra cịn có một số loài khác như, bọ hung đen nhỏ, bọ hung nâu vàng, sâu đục thân bướm trắng... chúng cũng thường xuyên xuất hiện gây hại đáng kể trên cây mía. Một số lồi tuy ít gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây mía, song chúng tơi thấy chúng cũng thường xuyên xuất hiện trên ruộng mía: câu cấu, cào cào, bọ xít xanh, dế dũi...
Tóm lại trong thời gian ngắn, chúng tôi đã thống kê tương đối đầy đủ thành phần sâu hại mía vụ Xn hè năm 2009 tại nơng trường Sao Vàng - Thọ Xuân - Thanh Hố. Tuy số lượng cịn rất ít, nhưng thành phần lồi, bộ và họ sâu hại mía chúng tơi đưa ra cũng phù hợp với tài liệu thống kê thành phần sâu hại của Lương Minh Khôi và Nguyễn Thị Diệp (1996) [16].