Những nghiên cứu về ruồi ăn rệp xơ trắng (C.lanigera) hại mía

Một phần của tài liệu 26277 (Trang 27 - 29)

Nguyễn Văn Huỳnh và Phan Văn Biết (2005) [11] đã tiến hành điều tra th nh phần lo i, đánh giá khả năng ăn rệp v khảo sát chu kỳ sinh trưởng của một số lo i phổ biến trong điều kiện phịng thí nghiệm. Kết quả thu được 19 loài ruồi ăn rệp thuộc họ Syrphidae trên các loại cây ăn quả, cây hoa màu và cây dại ven đường. Tuy nhiên, chỉ một số lo i tìm được ấu trùng trong quần thể rệp là Ischiodon scutellaris, Paragus crenulatus, Eristalis sp., Episyrphus sp.

và Fabricius. Ba lo i phổ biến nhất cũng l ba lo i được khảo sát về chu kỳ sinh trưởng v khả năng ăn rệp với ba loài rệp Aphis gossypii Glover,

A.cracciora Khoch và Toxoptera citricidus. Kết quả được ghi nhận: Ischiodon scutellaris, Paragus crenulatus, Dideopsis aegrotus có vịng đời rất ngắn

khoảng 3 tuần v khả năng ăn rệp trong điều kiện nh lưới của chúng rất cao, ví dụ như Dideopsis aegrotus sau 48 giờ, ở điều kiện nhiệt độ T = 27 - 300 C, độ ẩm H = 67 - 75%, ruồi ăn trung bình 205,51 con rệp.

Khi nghiên cứu về ruồi ăn rệp, Nguyễn Viết Tùng (1990) [28] ở miền Nam đã thu thập được 7 loài ruồi ăn rệp: Paragus crenulatus Thomson, Ischiodon scutellaris Fabricius, Epistrophe balteata Degeer, Ischyrosyrphus glaucius Linne, Melanostoma sealare, Syrphus searius Weide mann, Paragus tibialis Fallen.

Phạm Văn Lầm (2005) [19] đã tiến hành điều tra thu thập thiên địch của rệp muội hại cây trồng ở nhiều nơi trong nhiều năm. Tác giả đã xác định được 52 loài thiên địch của một số loài rệp muội hại cây trồng. Chúng thuộc 4 bộ côn trùng Coleoptera, Diptera, Hymenoptera, Neuroptera. Tác giả cũng

đưa ra nhận định: dịi ăn rệp có vai trò rất lớn trong hạn chế số lượng của rệp muội màu đen (Aphis craccivora Koch).

Nguyễn Thị Kim Oanh (2003) [23] khi nghiên cứu về rệp muội đã thu thập được 2 lo i ruồi bắt mồi ăn rệp: Ischiodon scutellaris Fabricius, Epistrophe cinctella Zett .

Khi nghiên cứu về vai trò của ruồi ăn rệp họ Syrphidae trong một số quần thể rệp muội hại cây trồng, Quách Thị Ngọ và Nguyễn Thị Hoa (2005)[21] đã nhận định rằng: Trên ruộng bắp cải, thuốc lá ít phun thuốc trừ sâu, ấu trùng ruồi ăn rệp có khả năng hạn chế mật độ rệp từ 20,1 - 89,3%. Trên quần thể rệp đậu có tỷ lệ số dịi tuổi 2 - 3 trên số rệp là 1/45 thì khơng cần phòng trừ.

Hà Quang Hùng và cộng tác viên (2004) [10] đã điều tra trên 7 loại cây trồng vùng Hà Nội, kết quả: đã thu thập và xác định được 7 loài ruồi ăn rệp họ Syrphidae: Clythia sp, Syrphus confrater Weide mann, Syrphus ribesii Linne, Megasphis zonata Fabricius, Episyrphus balteatus De Geer, Ischiodon scutellaris Fabricius, Paragus quadrifaciatus Meigen. Và đã nuôi sinh học 1

loài phổ biến nhất là Syrphus ribesii Linne.

Theo Bùi Minh Hồng và ctv (2005)[8] khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa ruồi bắt mồi Syrphus ribesii Linne và rệp muội gây hại trên một số cây

trồng tại Gia Lâm - Hà Nội cho thấy ruồi S. ribesii là loài phổ biến và khá đa thực. Vật mồi của ruồi S. ribesii là các loài rệp muội Lipaphis erysimi

Kaltenbach, Myzus persicae Sulzer, Aphis gossypii Glover, Schizaphis graminum Rodani, Brevicoryne brasicae L.. Quan hệ giữa ruồi và rệp là mối quan hệ giữa vật mồi và con mồi.

Một phần của tài liệu 26277 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)