Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠM QUÁ CỦA CÂY MUÔNG HOÀNG YÉN ĐÀ NÀNG TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT (Trang 28 - 30)

Từ trước năm 2014 cho đến nay nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về chi Cassia. Nhưng công trình cụ thể về loài Cassia fistula .L đặc trưng là cây Muồng hoàng yến thì chưa được quan tâm khảo sát một cách có hệ

thống.

Năm 2009, Võ Thị Mai Hương trường Đại học Khoa học, Đại học Huế

đã xác định trong dịch chiết lá Muồng trâu (Cassia alata L.) đã xác định hàm lượng protein chiếm 0,57-1,43 g/100g, đường khử: 4,16-6,00 g/100g, lipid:7,82-10,51 g/100g, cellulose: 8,35-1,52 g/100g. Hàm lượng đường trong lá bánh tẻ cao hơn lá non và già. Hàm lượng Vitamin C trong Muồng trâu chiếm 0,970-1,362 g/100g, cao nhất là bánh tẻ các enzyme chống oxi hóa có

độ hoạt động khá cao. Hoạt động riêng của catalase từ 12,056-25,034 U/mg protein. Hoạt động riêng của peroxidase từ 1,729-3,874 U/mg protein. Hoạt

độ của các enzyme cao nhất ở lá già. Từ dịch chiết lá Muồng trâu trong ethanol 85% thu được 6,14 g/100g cao lá. Chế phẩm này thể hiện hoạt tính kháng đối với tất cả 5 chuỗi vi khuẩn kiểm định, trong đó kháng mạnh nhất với B. subtilisn [10].

Năm 2012, Ngô Quốc Luân, Lê Đỗ Huy, Đỗ Hoàng Linh, Ngô Khắc Không Minh và Nguyễn Ngọc Hạnh thuộc khoa Sư phạm - Trường Đại học Cần Thơ và Viện Công nghệ Hóa học - thành phố Hồ Chí Minh từ dịch chiết

EtOAc của trái ô môi (Cassia grandis L.F) đã cô lập và xác định thành công hai hợp chất là luteolin và beta-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranoside. Cấu trúc các chất này được xác định bằng phương pháp phổ 1 H-NMR, 13C-NMR, HSQC, HMBC, MS [3].

Năm 2014, Phạm Thị Nhật Trinh - Trường Đại học Tiền Giang, Lê Tiến Nhung-Viện Công nghệ Hóa học, Đặng Thị Cẩm Nhung-Trường Đại học Tiền Giang đã phân lập từ dịch chiết EtOAc lá Muồng hoàng yến, 2 hợp chất flavonoid: kaempferol và liquiritigenin. Cấu trúc các hợp chất được xác định dựa vào phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1 chiều, 2 chiều và kết hợp với tài liệu tham khảo [6].

Ä Nhn xét

Trước đây khi chưa có sự xuất hiện của y học hiện đại, các phương thuốc và cách thức điều trị bệnh đều hoàn toàn xuất phát từ thảo dược. Người ta ước tính trên thế giới khoảng 80% dân số thế giới sống ở các vùng nông thôn rộng lớn vẫn sử dụng đa dạng các nguồn thực vật trên cạn cũng như dưới nước để

chữa bệnh trong sốđó có Muồng hoàng yến.

Ngày nay, khi đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về thành phần cũng như tác dụng của cây Muồng hoàng yến trên thế giới đối với sức khỏe con người. Qua các công trình nghiên cứu này chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị của loại cây này. Nhiều nước phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,... Tuy có nền y học hiện đại nhưng họ vẫn rất quan tâm nghiên cứu cây thuốc nam này, đã minh chứng cho giá trị của loài cây này. Qua các kết quả

và báo cáo nghiên cứu đã cho thấy toàn cây Muồng hoàng yến đều có giá trị

sử dụng chữa bệnh, mở ra khả năng khai thác hiệu quả loài cây này trong y học hiện đại để bào chế các dạng thuốc chữa bệnh hoặc thực phẩm chức năng có lợi cho sức khỏe con người.

Tuy vậy ở Việt Nam loài cây này chưa được các nhà khoa học quan tâm nhiều, số công trình nghiên cứu là rất ít và mang tính riêng lẻ. Mặc dù, ở nước ta loài cây này rất quen thuộc và được sử dụng phổ biến làm thuốc chữa bệnh trong dân gian. Hơn nữa, khí hậu Việt Nam rất thuận lợi để loài cây Muồng hoàng yến sinh sống và phát triển. Nếu cây Muồng hoàng yến được nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống để khai thác hiệu quả thì đây sẽ là nguồn thảo dược tiềm năng của nước ta.

Vì vậy, trong điều kiện cho phép, chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu xác định thành phần hóa học của một số dịch chiết cơm quả cây Muồng hoàng yến ở Liên Chiểu - Đà Nẵng nhằm góp một phần nhất định trong khoa học về

nghiên cứu loài cây này.

1.3. DUNG MÔI VÀ NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN DUNG MÔI1.3.1. Dung môi để chiết tách hợp chất ra khỏi mẫu cây.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠM QUÁ CỦA CÂY MUÔNG HOÀNG YÉN ĐÀ NÀNG TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT (Trang 28 - 30)