Xác định các thông số hóa lí của nguyên liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠM QUÁ CỦA CÂY MUÔNG HOÀNG YÉN ĐÀ NÀNG TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT (Trang 44 - 46)

a. Xác định độ ẩm

Dụng cụ, thiết bị: Chén sứđểđựng mẫu, tủ sấy, bình hút ẩm, cân phân tích.

Tiến hành: Chén sứ có kí hiệu sẵn, các chén sứ được rửa sạch và sấy trong tủ sấy đến khối lượng không đổi. Sấy xong để vào bình hút ẩm cho đến khi đạt nhiệt độ phòng thì cân khối lượng các chén sứ.

Ø Xác định độ ẩm của quả Muồng hoàng yến tươi: Lấy vào 3 chén sứ,mỗi chén khoảng 5 gam cơm quả Muồng hoàng yến tươi đã được xử lí ở trên (theo kí hiệu của mẫu đã ghi trên chén sứ). Tiến hành sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 900C, cứ sau 5 giờ lại lấy ra cân, cứ tiến hành như vậy đến khi khối lượng của mẫu và chén sứ giữa 2 lần cân không đổi (sai số 0,01 gam) là được. Ghi lại giá trị khối lượng đó. Độ ẩm của mỗi chén là hiệu số khối lượng giữa khối lượng mẫu trước và sau khi cân. Từđó suy ra độẩm trung bình của 3 mẫu.

Ø Xác định độ ẩm tương đối của nguyên liệu bột: Cho vào 3 chén sứ, mỗi chén khoảng 5 gam nguyên liệu bột đã chuẩn bị ở trên. Các bước tiếp theo thực hiện tương tự nhưđối với xác định độẩm của cơm quả Muồng hoàng yến tươi.

Ø Cách tính độẩm: - Độẩm mỗi mẫu: 0 1 0 m -m % 100% m w = ´ (2.1) - Độẩm trung bình: 3 1 TB (%) (%) 3 w w =å (2.2) Trong đó, m0 (gam): Khối lượng quả Muồng hoàng yến

m1 (gam) : Khối lượng quả Muồng hoàng yến sau khi sấy w (%) : Độẩm của mỗi mẫu

wTB (%) : Độ ẩm trung bình

b. Xác định hàm lượng tro

Tro toàn phần: Là khối lượng cắn còn lại sau khi nung cháy hoàn toàn một mẫu thử trong điều kiện nhất định.

Dụng cụ: Chén sứđựng mẫu, lò nung, bình hút ẩm, cân phân tích.

Tiến hành: Để xác định hàm lượng tro trong cơm quả Muồng hoàng yến, ta cân khoảng 10 gam cơm quả tươi, cho vào cốc sứ đã sấy khô và biết chính xác khối lượng. Cho cốc sứ có chứa mẫu vào lò nung và nung ở nhiệt độ 4400C (nếu nhiệt độ cao hơn thì một số các kim loại sẽ bị bay hơi). Sau thời gian tro hoá khoảng 12 giờ, ta thấy cơm quả Muồng hoàng yến bị tro hoá hoàn toàn. Lúc này tro ở dạng bột mịn, màu xám trắng. Dùng kẹp sắt dài lấy cốc ra khỏi lò nung, cho vào bình hút ẩm cho đến khi cốc nguội hẳn thì cân cốc trên cân phân tích và ghi giá trị khối lượng. Tiếp tục cho cốc vào lò nung, nung 30 phút, lấy ra thực hiện lại quá trình trên đến khi khối lượng giữa 2 lần cân liên tiếp nhau không đổi (sai số 0,01 gam) thì dừng lại. Hàm lượng tro trong cơm quả Muồng hoàng yến tươi

được tính theo công thức:

1 0 .100% m H m = (2.3) Trong đó

m0 (gam): Khối lượng mẫu cơm quả Muồng hoàng yến tươi trước khi tro hoá m1 (gam): Khối lượng tro

H (%) : Hàm lượng tro trong cơm quả Muồng hoàng yến

c. Xác định hàm lượng một số kim loại nặng

Mẫu cơm quả Muồng hoàng yến sau khi tro hoá được vô cơ hóa về dạng muối vô cơ dễ tan, cho toàn bộ mẫu tro hóa hòa tan trong dung dịch dung dịch HNO3 10% và định mức đến 100ml. Lấy dung dịch đã định mức trên đem xác

định hàm lượng một số kim loại nặng là Pb, Cu, Zn, As bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS) tại phòng thí nghiệm trung tâm đo lường chất lượng II, Quận Sơn Trà, thành phốĐà Nẵng.

Công thức chuyển đổi từ hàm lượng mg/l sang hàm lượng mg/kg như sau: (m g/kg) (m g/l) 0 C C 100 m = (2.4)

Trong đó,m0 : Khối lượng mẫu cơm quả Muồng hoàng yến trước khi tro hóa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CƠM QUÁ CỦA CÂY MUÔNG HOÀNG YÉN ĐÀ NÀNG TRONG MỘT SỐ DỊCH CHIẾT (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)