Đặc điểm sinh lý – sinh thái

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỎNG HỢP NANO BẠC BẰNG TÁC NHÂN KHỬ TANIN CHIẾT TÁCH TỪ VỎ CÂY KEO LÁ TRÀM VÀ ỨNG DỤNG. LÀM CHÁT KHÁNG KHUẨN (Trang 38 - 39)

6. Cấu trúc của luận văn

1.3.2.Đặc điểm sinh lý – sinh thái

- Keo lá tràm có khả năng chịu hạn và chịu nóng, áp suất thẩm thấu của dịch tế bào của các loài keo khá cao ( 12,0 ) có khả năng chịu hạn tốt. Ngoài ra, khả năng giữ nước bề mặt của lá cũng là một trong những đặc trưng chịu nóng và chịu hạn của thực vật. Khả năng giữ nước bề mặt lá được thể hiện qua lượng nước mất bề mặt của lá. Lượng nước mất qua bề mặt của lá càng ít chứng tỏ sức giữ nước của lá càng tốt. Với keo lá tràm lượng nước mất qua bề mặt lá chỉ từ 33 – 34 g/m2 giờ, cho nên khả năng chịu nóng và chịu hạn của keo lá tràm khá tốt.

- Khả năng chịu lạnh: khi nhiệt độ thấp dưới 10oC cây vẫn phát triển, nhưng chậm, cây có hiện tượng vàng lá rồi rụng dần, sang mùa xuân tiếp tục đâm chồi nảy lộc. Từ Đà Nẵng, Quảng Nam trở vào thì nhiệt độ mùa đông tương đối cao ( trung bình trên 20oC ) cây phát triển xanh tốt quanh năm, nên keo lá tràm được trồng phổ

biến từ Đà Nẵng trở vào.

- Đặc điểm gỗ và thành phần hóa học: Keo lá tràm là loại cây sợi ngắn, chiều dài sợi khoảng 840mm ở giai đoạn dưới 10 tuổi. T lệ gỗ giác thường lớn hơn gỗ lõi hoặc chưa có lõi. Hàm lượng xenlulo chiếm 47,89 – 50,58 ; hàm lượng lignin là 23,41 – 24,75%; pentozan là 19,56 – 22,47 ; các chất tan trong dung dịch NaOH là 11,42 – 13,42 ; các chất tan trong nước nóng là 1,89 – 2,94 ; các chất tan trong nước lạnh là 1,02 – 2,02% và tro là 0,31 – 0,32%.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỎNG HỢP NANO BẠC BẰNG TÁC NHÂN KHỬ TANIN CHIẾT TÁCH TỪ VỎ CÂY KEO LÁ TRÀM VÀ ỨNG DỤNG. LÀM CHÁT KHÁNG KHUẨN (Trang 38 - 39)