Tính chất và định tính tanin

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỎNG HỢP NANO BẠC BẰNG TÁC NHÂN KHỬ TANIN CHIẾT TÁCH TỪ VỎ CÂY KEO LÁ TRÀM VÀ ỨNG DỤNG. LÀM CHÁT KHÁNG KHUẨN (Trang 43 - 45)

6. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Tính chất và định tính tanin

Đặc điểm chủ yếu của loại tanin này là: - Khi cất khô cho pyrocatechin là chủ yếu. - Cho kết tủa màu xanh đậm với muối sắt ba. - Cho kết tủa bông với nước brom.

- Khó tan trong nước hơn pyrogallic.

B-2-Epicatechin-(4β →8)-epicatechin HO OH O OH OH OH OH OH HO OH O OH B-1- Epicatechin-(4β → 8)-epicatechin HO OH O OH OH OH Catechin (C) HO OH O OH OH OH Epicatechin (EC)

Tanin có vị chát, làm săn da, tan được trong nước, kiềm loãng, cồn, glyxerol và axeton và hầu như không tan trong dung môi hữu cơ.

- Thí nghiệm thuộc da của tanin

Lấy một miếng da sống chế sẵn ngâm vào dung dịch HCl 2 rồi rửa với nước cất, sau đó thả vào dung dịch tanin trong vòng 5 phút. Rửa lại với nước cất rồi nhúng vào dung dịch sắt (III) sunfat 1 . Miếng da sẽ chuyển sang màu nâu hoặc nâu đen.

- Kết tủa với gelatin

Dung dịch tanin 0,5-1 khi thêm vào dung dịch gelatin 1 có chứa 10 NaCl thì sẽ có kết tủa.

- Kết tủa với alkaloid:

Tanin tạo kết tủa với các alkaloid hoặc một số dẫn chất hữu cơ có chứa nitơ khác như hexamethylen tetramin, dibazol…

- Kết tủa với muối kim loại:

Tanin cho kết tủa với các muối kim loại nặng như chì, thủy ngân, kẽm, sắt, nên làm giảm sự hấp thụ của những chất này trong ruột. Vì vậy tanin được dùng để giải độc trong trường hợp ngộ độc kim loại nặng, ancaloid.

- Phản ứng Stiasny (để phân biệt 2 loại tanin):

Lấy 50 mL dung dịch tanin, thêm 10 mL formol và 5 mL HCl đun nóng trong vòng 10 phút. Tanin pyrogallic không kết tủa còn tanin pyrocatechic thì cho kết tủa đỏ gạch. Nếu trong dung dịch có cả 2 loại tanin thì sau khi lọc kết tủa, cho vào dịch lọc CH3COONa rồi thêm muối sắt (III), nếu có mặt tanin pyrogallic thì sẽ có kết tủa xanh đen.

- Tanin bị oxi hóa hoàn toàn dưới tác dụng của KMnO4 hoặc hỗn hợp cromic trong môi trường axit. Tính chất này dùng để định lượng tanin với chất chỉ thị là indigocarmin.

- Tạo phức với ion kim loại:

Các hợp chất polyphenol có khả năng tạo phức với các ion kim loại. Các nhóm phenol đa có ái lực với một số kim loại có từ tính, như sắt. Sự giống nhau giữa các

nhóm thế ortho – dihydroxi và các nhóm thế trong tanin thủy phân được và không thủy phân được cho thấy rằng tanin có ái lực lớn với nhiều kim loại. Các phức chất giữa ion kim loại và poly phenol thường có màu. Do đó dựa vào màu sắc riêng của mỗi loại phức chất, có thể xác định được vị trí sắp xếp của các nhóm polyphenol. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được thử nghiệm để chính thức sử dụng. Sự tạo phức với các ion kim loại có thể làm thay đổi khả năng oxi hóa của ion kim loại, có thể làm tăng hoặc giảm khả năng tham gia phản ứng oxi hóa - khử của tanin.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỎNG HỢP NANO BẠC BẰNG TÁC NHÂN KHỬ TANIN CHIẾT TÁCH TỪ VỎ CÂY KEO LÁ TRÀM VÀ ỨNG DỤNG. LÀM CHÁT KHÁNG KHUẨN (Trang 43 - 45)