6. Cấu trúc của luận văn
1.4.5. Tình hình nghiên cứu và sử dụng tanin hiện nay
a. Trên thế giới
Các sản phẩm Tannin riche, Tannin riche Extra, Quer Tannin được sản xuất với sản lương lớn ở các nước Châu Âu để tăng hương, vị cho rượu và bảo quản rượu nho. Giá trị của các hợp chất tanin chiết xuất từ thực vật liên tục được nghiên cứu.
- Gần đây, khi nghiên cứu về dược tính của chè xanh, các nhà khoa học đã tin rằng các chất chống oxi hóa giữ vai trò chủ đạo. Chất chống oxi hóa trong chè là polyphenol có hiệu lực gấp 100 lần vitamin C, gấp 25 lần vitamin E (theo kết quả nghiên cứu của Bác sĩ Weisburger).
- Tanin chiết xuất từ vỏ và hạt lựu có tác dụng làm da mịn màng.
Những nghiên cứu gần đây về các vấn đề ứng dụng khác của tanin được các nhà khoa học quan tâm:
- Sản xuất keo-formaldehyde cho gỗ dán nội thất từ bột bắp-tanin - Tanin chất kết dính cho gỗ ép.
(Theo ‘The Journal of Adhesion Science and Technology, 2006, Volume 20, Number 8, Page 829-846’)
- Đánh giá khả năng phản ứng của formaldehyde và tanin tạo chất kết dính bằng sắc ký khí.
- Chất kết dính sinh học liên kết gỗ từ tanin.
(Theo ‘The European Journal of Wood and Wood Products Volume 52, Number 5, Page 311-315 ’)
- Tổng hợpnano bạc bằng tác nhân khử tanin và chất ổn định là natricacbonat (Na2CO3) (Theo “Preparation of silver nanoparticles in silver nitrate solution using tannin,Eur. Chem. Bull., 2015, 4(1),Page 30-32”). [20], [25]
b. Tại Việt Nam
Hiện nay tiềm năng khai thác tanin rất lớn nhưng việc nghiên cứu và hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao. Nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tanin, như: Nghiên cứu tính chất ức ăn mòn thép CT3 trong dung dịch NaCl 3,5% của tanin tách từ lá chè xanh, của PGS. TS Lê Tự Hải, Phạm Thị Thùy Trang (2008) [5]; Nghiên cứu chiết tách và xác đinh thành phần hóa học của hợp chất polyphenol nhóm tanin từ vỏ keo lá tràm, của PGS. TS Lê Tự Hải, Nguyễn Thị Lan Anh, Lưu Vũ Diễm Hằng (2011) [6]. Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình chiết tách tanin từ vỏ một số loài cây keo ở Quảng Nam, của Phan Thị Lan (2015) [8] . Trong thời gian gần đây, một số nhà khoa học đã bước đầu nghiên cứu và thử tác dụng chống oxi hóa của polyphenol từ cây chè. Ngoài việc làm thuốc chữa bệnh và các chất phụ gia có giá trị cao trong công nghiệp thực phẩm, tanin cũng cần được nghiên cứu để sử dụng có hiệu quả hơn trong công nghiệp thuộc da và chống ăn mòn kim loại, khả năng tổng hợp nano bạc từ tanin, dùng trong kháng khuẩn, như: Nghiên cứu chiết tách tanin từ vỏ cây keo lai và thử ứng dụng đến một số tính chất của da, của Lê Thị Thảo (2011),