6. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. nghị cơ chế tạo nano bạc
Dựa trên kết quả phân tích định tính: trong vỏ keo lá tràm có chứa các chất thuộc nhóm chất tanin, ngoài ra trong đó mặt một số chất thuộc flavonoid, saponin ( chẳng hạn như các chất: kamferol, quercetin, punicalin, tercatin,…) là những chất khử chứa các nhóm chức –OH, C=O. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề nghị cơ chế có thể
821 1030 1438 1605 2852 2923 3424 50 55 60 65 70 75 80 85 90 %Transmittance 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Wavenumbers (cm-1)
có cho quá trình khử ion Ag+ từ dung dịch AgNO3 bằng tác nhân khử tanin. Trong trường hợp của tannin thì phenol, poly phenol là chất bị ôxi hóa thành quinon hoặc cấu trúc quinoid.
Cơ chế này cho thấy các hợp chất poly phenol (dạng enol) đóng vai trò oxi hóa để chuyển thành dạng keto:
>C = C-OH >C – C = O + 2e + 2H+ (1) Ag+ + e Ag (2)
Mặt khác, trong tanin có tanin pyrogallic là những este của gluxit, thường là glucozơ liên kết với một hay nhiều axit trihiđroxibenzencacboxylic, nên có sự thủy phân tạo các phân tử gluxit ( cacbohydrat ). Các hợp chất mono saccarit sau thủy phân ( α – glucose ) tham gia phản ứng khử ion Ag+ trong dung dịch tạo Ag.
Khi cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch tanin thì nhiều Ag+ đã được thêm vào dung dịch, trong đó dung dịch có chứa nhiều phân tử nhỏ và lớn hoạt động. Một mặt, các phân tử sinh học có thể làm giảm tốc độ bị khử của Ag+ để có nano bạc. các ion Ag+ trong dung dịch bị các tác nhân gồm những chất khử có khối lượng phân tử lớn và nhỏ khử một phần ion Ag+, tạo nguyên tử Ag, các nguyên tử Ag kết tụ lại với nhau tạo nano bạc, và chúng được kết dính ổn định trên bề mặt của các chất hữu cơ có phân tử khối lớn, như tanin, flavonoid, saponin...