Nghiên cứu khảo sát yếu tố nhiệt độ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỎNG HỢP NANO BẠC BẰNG TÁC NHÂN KHỬ TANIN CHIẾT TÁCH TỪ VỎ CÂY KEO LÁ TRÀM VÀ ỨNG DỤNG. LÀM CHÁT KHÁNG KHUẨN (Trang 79)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Nghiên cứu khảo sát yếu tố nhiệt độ

- Tiến hành với mẫu 8 mL dung dịch tanin nồng độ 2,00g/ 1000mL; - 30 mL dung dịch AgNO3 1mM,

- Thời gian 2 giờ;

- Nhiệt độ các mẫu tiến hành trong các mức: 30oC; 40oC; 50oC; 60oC; 70oC; 80oC.

Đem các mẫu thu được sau 2 giờ đo UV – vis, ta được kết quả như Hình 3.8.

Nhận x t: Các mẫu được thực hiện trong cùng điều kiện (2 giờ cho mỗi mẫu) cho thấy mật độ quang A tăng dần. Tuy nhiên, hiện tượng các mẫu diễn ra như sau: mẫu 300

C, 400C không tạo tụ trong dung dịch, màu dung dịch chuyển từ vàng sang màu mận trong vòng từ 1 giờ 30 phút đến khi kết thúc (2 giờ) và vẫn bền sau 2-3 giờ đo máy. Mẫu 50oC tạo thành một lớp gương tráng ngay tại bề mặt chất lỏng và tạo tụ ngay sau đó. Mẫu 80oC, 70oC, 60oC, thời gian màu dung dịch chuyển từ vàng sang mận càng ít. Tuy nhiên, mẫu sau khi lấy ra khỏi bếp đều bị tụ và tráng gương ngay trên bề mặt thoáng chất lỏng.

Thực tế, phản ứng khử ion Ag+ bằng tanin xảy ra cần đun nóng, lượng bạc sinh ra nhanh khi tăng nhiệt độ, nhưng nhiệt độ cao thì khả năng keo tụ thành tinh thể bạc càng dễ dàng. Chính vì vậy ở nhiệt độ thấp dưới 40oC thì phản ứng xảy ra không hoàn toàn, hiệu suất thấp, nhiệt độ trên 40oC thì phản ứng hóa học xảy ra nhanh hiện tượng tạo tụ, tinh thể bạc ( tráng gương) xuất hiện nhanh, mật độ quang tăng đột biến.

Như vậy, ta chọn nhiệt độ 40oC làm nhiệt độ tối ưu vì m u không tạo tụ, mật độ quang A 2.19.

3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐẶC TRƢNG CỦA HẠT NANO BẠC 3.3.1. Kết quả đo phổ FTIR của nano bạc

Ta tiến hành tổng hợp dung dịch nano bạc từ dung dịch tanin ở điều kiện tối ưu: Nồng độ tanin 2g 1000 mL;

- 30 mL dung dịch AgNO3 1 mM; - Nhiệt độ: 40oC;

- Thời gian: 2 giờ.

Hình 3.9. Phổ FTIR của gel nano bạc tổng hợp

Nhận x t: So sánh hai phổ đồ FTIR ở Hình 3.5 và Hình 3.9 nhận thấy hai phổ đồ có sự khác biệt, từ đó cho ta biết quá trình tạo nano bạc đã thành công. Quan sát từ phổ đồ từ Hình 3.9, ta có bước sóng của từng loại dao động của các nhóm chức đặc trưng trùng với các nhóm chức đặc trưng trong tanin (- OH, - C = C – trong nhân benzen, ...), đồng thời xuất hiện một số peak mới của một số nhóm chức mới. Các peak không thể hiện rõ do nano bạc tạo thành được bọc bởi những hợp chất hữu cơ trong tanin và sản phẩm oxi hóa của tanin. Trên bề mặt các hạt nano bạc có thể được phủ một lớp màng chất hữu cơ, những chất này được xem là chất ổn định bề mặt, các hạt nano bạc bám dính vào không cho các hạt nano bạc kết tụ lại. Như vậy các dẫn xuất của tanin được xem như chất ổn định bề mặt.

3.3.2. Đề nghị cơ chế tạo nano bạc

Dựa trên kết quả phân tích định tính: trong vỏ keo lá tràm có chứa các chất thuộc nhóm chất tanin, ngoài ra trong đó mặt một số chất thuộc flavonoid, saponin ( chẳng hạn như các chất: kamferol, quercetin, punicalin, tercatin,…) là những chất khử chứa các nhóm chức –OH, C=O. Trên cơ sở đó, chúng tôi đề nghị cơ chế có thể

821 1030 1438 1605 2852 2923 3424 50 55 60 65 70 75 80 85 90 %Transmittance 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Wavenumbers (cm-1)

có cho quá trình khử ion Ag+ từ dung dịch AgNO3 bằng tác nhân khử tanin. Trong trường hợp của tannin thì phenol, poly phenol là chất bị ôxi hóa thành quinon hoặc cấu trúc quinoid.

Cơ chế này cho thấy các hợp chất poly phenol (dạng enol) đóng vai trò oxi hóa để chuyển thành dạng keto:

>C = C-OH >C – C = O + 2e + 2H+ (1) Ag+ + e Ag (2)

Mặt khác, trong tanin có tanin pyrogallic là những este của gluxit, thường là glucozơ liên kết với một hay nhiều axit trihiđroxibenzencacboxylic, nên có sự thủy phân tạo các phân tử gluxit ( cacbohydrat ). Các hợp chất mono saccarit sau thủy phân ( α – glucose ) tham gia phản ứng khử ion Ag+ trong dung dịch tạo Ag.

Khi cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch tanin thì nhiều Ag+ đã được thêm vào dung dịch, trong đó dung dịch có chứa nhiều phân tử nhỏ và lớn hoạt động. Một mặt, các phân tử sinh học có thể làm giảm tốc độ bị khử của Ag+ để có nano bạc. các ion Ag+ trong dung dịch bị các tác nhân gồm những chất khử có khối lượng phân tử lớn và nhỏ khử một phần ion Ag+, tạo nguyên tử Ag, các nguyên tử Ag kết tụ lại với nhau tạo nano bạc, và chúng được kết dính ổn định trên bề mặt của các chất hữu cơ có phân tử khối lớn, như tanin, flavonoid, saponin...

3.3.3. Kết quả đo TEMcủa nano bạc

Dung dịch nano bạc được đo tại Phòng thí nghiệm siêu cấu trúc - Khoa vi rút - Viện vệ sinh dịch tể Trung ương, số 1 - Yersin - Hà Nội. Ảnh TEM của nano bạc được trình bày ở Hình 3.10.

Hình 3.10. Ảnh TEM của mẫu nano bạc

Nhận x t: Từ Hình 3.10 ta thấy hạt nano bạc được tổng hợp từ tanin chiết suất từ vỏ keo lá tràm có dạng hình cầu, kích thước nano bạc tổng hợp được có kích thước tập trung khoảng 22,2 nm đến 39,5 nm.

3.3.4. Kết quả đo RD của nano bạc

Lấy mẫu nano bạc được tổng hợp ở điều kiện tối ưu đem đo tại phòng phân tích mẫu của Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng. Kết quả đo XRD ở Hình 3.11

Meas. data:NanoAg_Theta_2-Theta Inte ns ity (cps) 0 10000 20000 30000 Chlorargyrite, syn, Ag Cl, 01-071-5209 2-theta (deg) 20 30 40 50 60 70 Silver, Ag, 01-071-4613

Hình 3.11. Phổ XRD của mẫu nano bạc

Quan sát giản đồ nhiễu xạ XRD của nano bạc, ta nhận thấy tất cả các đỉnh đều trùng với các đỉnh của tinh thể bạc, nên ta có thể khẳng định toàn bộ ion Ag+ trong AgNO3 đã bị khử tạo bạc. Cường độ các đỉnh hoàn toàn phù hợp với phổ chuẩn của kim loại bạc. Kết quả thu được ta nhận thấy, tinh thể bạc có 3 peak đặc trưng với góc 2θ lần lượt 38,0440; 44,1000; 64,3320; tương ứng với các mặt phản xạ (1,1,1); (2,0,0); (2,2,0) của bạc trong mạng tinh thể. Đối với góc 2θ = 38,0440, tọa độ (1,1,1) thì tinh thể nano bạc thể hiện đỉnh peak cao nhất, có cường độ peak lớn nhất.

Qua các kết quả phân tích từ XRD, tinh thể nano bạc có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện ( hay fcc).

3.3.5. Kết quả đo ED của nano bạc

Lấy mẫu nano bạc được tổng hợp ở điều kiện tối ưu, tiến hành đo EDX tại Phòng thí nghiệm siêu cấu trúc - Khoa vi rút - Viện vệ sinh dịch tể Trung ương, số 1 - Yersin - Hà Nội được kết quả thể hiện tại Hình 3.12.

Hình 3.12. Phổ ED của mẫu nano bạc

Nhận x t: Quan sát phổ EDX ta thấy mẫu nano bạc được tổng hợp từ tanin, ngoài kim loại Bạc (Ag ) còn có các nguyên tố C, O, đây là những nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ, trong phổ không có kim loại khác.

3.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ỨNG DỤNG KHÁNG KHUẨN CỦA NANO BẠC TRONG BẢO QUẢN TÔM THẺ CHÂN TRẮNG

Khi tiến hành ngâm tôm vào nước sinh hoạt và gel nano bạc trong tanin thì quan sát sự thay đổi màu sắc của tôm theo thời gian.

Sau khoảng thời gian gần 4 giờ, tôm đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu hư hại ở cả hai đĩa, tiếp tục quan sát sau 24 giờ ta thu được kết quả sau: phần tôm trong nước hư hại hoàn toàn, trong khi đó tôm được bảo quản trong dung dịch nano chỉ bị hư hại khoảng 40 , như Hình 3.13.

Hình 3.13. Mẫu tôm ngâm trong nước và nano bạc sau 24 gi

Mẫu tôm ngâm trong nước chuyển sang màu hồng, mẫu tôm ngâm trong nano bạc có sự chuyển sang màu hồng một phần ở cùng một thời gian. Chứng tỏ nano có khả năng hạn chế sự hư hại của tôm ở ngay ở nhiệt độ thường.

Nguyên nhân tôm có tẩm nano bạc bảo quản trong thời gian lâu do các yếu tố sau:

- Do các hạt nano bạc liên kết với peptidoglican ở thành tế bào của vi khuẩn gây ức chế khả năng vận chuyển oxy vào bên trong tế bào dẫn đến làm tê liệt vi khuẩn. Và sau khi tác động lên màng tế bào vi khuẩn, các hạt nano bạc sẽ thâm nhập vào bên trong tế bào, tương tác với các enzyme tham gia vào quá trình hô hấp dẫn đến ức chế quá trình hô hấp của vi khuẩn.

- Các ion bạc có thể tương tác với các bazơ nitơ timin và guanin của phân tử ADN làm rối loạn các chức năng của ADN, dẫn đến ức chế quá trình phát triển và

sinh sản của vi sinh vật. Ngoài ra, ion bạc có khả năng bao vây các nhóm –SH có mặt trong tâm hoạt động của rất nhiều loại men và ức chế hoạt tính của chúng. Thí dụ, bạc bao vây hoạt tính ATP của men miozin (protein cơ bản của mô cơ người) có khả năng phân giải ATP giải phóng ra năng lượng. Quá trình diệt khuẩn của ion bạc cũng diễn ra theo cơ chế này.

- Vỏ tôm có Chitin là chất hấp thụ kim loại nặng, nên Chitin hấp thụ nano bạc, đồng thời là chất ổn định nên các nano bạc tồn tại lâu dài trên vỏ tôm.

3.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT ỨNG DỤNG KHÁNG VI KHUẨN E.COLI CỦA NANO BẠC

Kết quả đo và hình ảnh (trước và sau ủ ở 310C trong 24 giờ) thu nhận được kết quả khảo sát khả năng kháng khuẩn E.coli của nano bạc theo Hình 3.14.

Đối với chủng E.Coli có D = 18 mm; d =14 mm. Vậy hiệu quả kháng khuẩn: C = 18 – 14 = 4 mm. Đường vòng kháng khuẩn là 4 mm.

Khả năng kháng khuẩn E.coli của nano bạc, theo chúng tôi nhận định có thể là do nano bạc khi tiếp xúc với vi khuẩn sẽ ảnh hưởng đến chuyển hóa tế bào và ức chế sự phát triển của tế bào; tăng số lượng các gốc tự do làm giảm hoạt tính của các hợp chất chứa ôxy hoạt động, làm rối loạn các quá trình ôxy hóa cũng như

Phosphoryl hóa trong tế bào vi khuẩn, ức chế sự hô hấp, quá trình trao đổi chất cơ bản của hệ thống truyền và vận chuyển chất nền trong các màng tế bào vi khuẩn; ức chế sự nhân và tăng trưởng của các vi khuẩn. Vô hiệu hóa enzyme có chứa các nhóm –SH và –COOH, phá vỡ cân bằng áp suất thẩm thấu, hoặc tạo phức với axit nucleic dẫn đến làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào vi sinh vật tức là tác động trực tiếp đến cấu trúc ADN của vi khuẩn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

- Tanin được tách ra từ vỏ keo lá tràm với điều kiện tối ưu là: nguyên liệu ở dạng bột, nhiệt độ tách ở 80oC, t lệ rắn : lỏng = 1g : 50mL, trong thời gian 50 phút. Với điều kiện này thì lượng tanin tách ra đạt hiệu suất 16,005% so với nguyên liệu vỏ khô.

- Kết quả phân tích phổ FTIR cho thấy tanin tách từ vỏ keo lá tràm có các dao động chính: -OH, C=O, C=C thơm, = C – O – C, - C – O – C, CH benzen thế para, CH thơm và gồm các hợp chất polyphenol thuộc nhóm tanin .

- Nano bạc được tổng hợp từ tanin tách ra từ vỏ keo lá tràm. Tiến hành các khảo sát, ta thấy các yếu tố tối ưu để tổng hợp nano bạc là:

Nồng độ AgNO3 1 mM;

T lệ thể tích dung dịch tanin so với dung dịch AgNO3 1 mM là: 8 mL : 30 mL; Nồng độ dung dịch tanin 2,00 g/1000 mL,

Thời gian 2 giờ; ở nhiệt độ 400C.

- Tiến hành đo FTIR để khảo sát đặc trưng của hạt nano bạc, thì nano bạc được tổng hợp ổn định trên tanin. Tanin không chỉ là tác nhân khử ion Ag+ mà còn là chất ổn định bề mặt, ngăn sự keo tụ của các nano bạc tạo tinh thể bạc.

- Đo TEM, XRD, EDX: các hạt nano bạc tạo thành có dạng hình cầu, kích thước tập trung từ 22,2 nm đến 39,5 nm, chúng phân bố đều nhau, không tạo tụ và tinh khiết. Cấu trúc tinh thể nano bạc có kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.

- Dung dịch nano bạc có khả năng kháng khuẩn E.coli và bảo quản tôm trong thời gian lâu hơn so với điều kiện thường không có chất bảo quản.

2. KIẾN NGHỊ

- Keo lá tràm là một loại thực vật phổ biến ở nước ta, chúng dễ trồng và phát triển tốt. Chúng tôi mong muốn được tạo điều kiện để tiếp tục mở rộng nghiên cứu một cách toàn diện: nghiên cứu tổng hợp hạt nano bạc từ dung dịch bạc nitrat bằng tác nhân khử trong dịch chiết các bộ phận khác của cây như rễ, lá, nhằm phát triển

một hướng đi mới, công nghệ tổng hợp nano bằng công nghệ xanh, không gây độc hại, ô nhiễm môi trường.

- Mở rộng nghiên cứu việc ứng dụng kháng khuẩn của nano bạc trong bảo quản hải sản, mức giới hạn ảnh hưởng của nano bạc đối với việc bảo quản và sức khỏe của người tiêu dùng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Vũ Đình Cự, Nguyễn Xuân Chánh (2004), Công nghệ nano đi u khiển đến từng nguyên tử, phân tử ; Nhà xuất bản khoa học kĩ thuật, Hà Nội.

[2] Lê Tự Hải, Phạm Thị Thùy Trang (2008), Nghiên cứu tính chất ức ăn mòn thép CT3 trong dung dịch NaCl 3,5% của tanin tách từ lá chè xanh, Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6, Đại học Đà Nẵng, Đà nẵng.

[3] Lê Tự Hải, Nguyễn Thị Lan Anh, Lưu Vũ Diễm Hằng (2011), Nghiên cứu chiết tách và xác đinh thành phần hóa học của hợp chất polyphenol nhóm tanin từ vỏ keo lá tràm, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng – số 3(44). 2011, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng. [4] Lê Thị Thu Hiền, Nông Văn Hải, Lê Trần Bình (2004), Bài tổng quan công

nghệ sinh học nano, Tạp chí công nghệ sinh học 2(2), Tr. 133-148.

[5] Nguyễn Lâm Xuân Hương, Trần Văn Phú, Lê Văn Hiếu, Nguyễn Phước Trung Hòa (2014), Tổng hợp hạt nano bạc sử dụng dịch chiết lá trà và ứng dụng diệt khuẩn, ISBN: 978-604-82-1375-6, Khoa Khoa Học Vật Liệu – Đại học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG TPHCM, TP Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Thị Thu Lan (2007), Bài giảng hóa học các hợp chất thiên nhiên , Khoa Hóa, Đại học Khoa học, Đại học Huế, Thừa Thiên - Huế.

[7] Phan Thị Lan (2015), Nghiên cứu tối ưu hóa quá trình chiết tách tanin từ vỏ một số loài cây keo ở Quảng Nam, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[8] Huỳnh Thị Mỹ Linh (2013), Luận văn cao học Nghiên cứu tổng hợp nano bạc từ dung dịch bạc nitrat bằng tác nhân khử dịch chiết nước lá bàng, Đại họcSư phạm, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[9] Phan Kế Lộc (1973), Danh mục những loài thực vật chứa tanin ở mi n Bắc Việt Nam, Tập san sinh vật địa học, Tập 10, Số 1, 2, Nhà xuất bản Khoa

học kỹ thuật, Hà Nội.

[10] Đỗ Tất Lợi (1970), Dược học và các vị thuốc Việt Nam- tập1, NXB Y học và Thể dục thể thao, Hà Nội.

[11] Hoàng Nhâm (2000), Hóa học vô cơ - tập 3, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [12] Nguyễn Huy Sơn (2003), Cây keo lá tràm và một số biện pháp kỹ thuật lâm

sinh cơ bản, Nhà xuất bản Nghệ An, Nghệ An.

[13] Phan Tống Sơn, Trần Quốc Sơn, Đặng Như Tại (1998), Cơ sở hóa học hữu , NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

[14] Lê Thị Thảo (2011), Nghiên cứu chiết tách tanin từ vỏ cây keo lai và thử ứng dụng đến một số tính chất của da, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.

[15] Nguyễn Minh Thảo (1998), Hóa học các hợp chất dị vòng, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

[16] Thái Doãn Tĩnh (2006), Cơ sở hóa học hữu cơ, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[17] Thái Doãn Tĩnh (2006), Cơ sở hóa học hữu cơ – tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[18] Trần Bích Thủy, Tống Văn Hằng, Nguyễn Vĩnh Trị (1989), Nghiên cứu quá trình trích ly tanin từ vỏ đước, Tạp chí hóa học, tập 27, số1, ĐHBK – Đại học Quốc gia thành phố HCM, thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỎNG HỢP NANO BẠC BẰNG TÁC NHÂN KHỬ TANIN CHIẾT TÁCH TỪ VỎ CÂY KEO LÁ TRÀM VÀ ỨNG DỤNG. LÀM CHÁT KHÁNG KHUẨN (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)