Phần 3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật được bố trí trên đồng ruộng các xã đại diện như Nghĩa Đạo, Hoài Thượng và Đại Đồng Thành (3 xã đại diện cho 3 chân đất là đất vàn cao, đất vàn, đất trũng).
- Thời gian: Từ tháng 2/2016 đến tháng 2/2017.
3.2.3. Phương pháp nghiên cứu
3.2.3.1. Chọn lựa địa điểm tiến hành nghiên cứu
Chọn 3 xã đại diện cho toàn huyện. Các xã được lựa chọn đạt các yêu cầu sau:
+ Đại diện về điều kiện tự nhiên như: địa hình, đất đai, thuỷ văn…
+ Đại diện về điều kiện kinh tế xã hội: trình độ dân trí, tập quán canh tác, cơ sở hạ tầng, điều kiện kinh tế của hộ gia đình…
+ Có hệ thống giao thông thuận lợi để thuận lợi cho việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cũng như thuận lợi cho việc thăm quan, hội thảo, học hỏi… cho các địa phương xung quanh.
Sử dụng phương pháp điều tra nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) trong đó sử dụng công cụ chính là:
+ Phỏng vấn các cán bộ và các nông hộ
+ Điều tra trực tiếp các hộ sản xuất theo phiếu điều tra lập sẵn: Mỗi xã điều tra 30 hộ.
3.2.3.2. Tình hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trên đồng ruộng
+Thu thập thông tin thứ cấp (điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, những kết quả nghiên cứu, thực nghiệm đã có ở huyện Thuận Thành) từ UBND huyện, phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê, phòng Tài nguyên & Môi trường, trạm Khí tượng Thủy văn ... của huyện.
+ Dùng công cụ KIP (Key Informant Panel) thu thập thông tin từ nhóm người am hiểu về chuyên đề nào đó hoặc kiểm chứng lại những thông tin đã có từ trước.
+ Thu thập thông tin sơ cấp bằng cách điều tra trực tiếp trên đồng ruộng (về cây trồng, năng suất cây trồng, biện pháp kỹ thuật và mức độ đầu tư). Mẫu thu thập đảm bảo với lượng mẫu 90 hộ phân bố đều trong phạm vi 3 xã đại diện Nghĩa Đạo, Hoài Thượng và Đại Đồng Thành.
3.2.3.3. Điều tra hoạt động sản xuất nông hộ
+ Địa điểm tại 3 xã, đại diện cho 3 vùng sinh thái
+ Sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn nông hộ, với 90 phiếu, mỗi xã chọn 3 thôn, mỗi thôn chọn 10 hộ theo phương pháp lấy ngẫu nhiên. Nội dung điều tra:
Diện tích, năng suất, hệ thống cây trồng hiện trạng, công thức luân canh, giống, đầu tư cho các cây trồng chính của hộ, các biện pháp kỹ thuật áp dụng. Áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp theo nội dung phiếu điều tra về thu thập các thông tin.
3.2.3.4. Đề xuất và thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật mới
- Thực hiện thử nghiệm mô hình, mỗi thử nghiệm được thực hiện ở 4 hộ gia đình có điều kiện kinh tế tương tự như nhau:
Thử nghiệm 1: So sánh một số giống lúa mới vụ Xuân – Hè năm 2016 tại xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành
- Thử nghiệm được tiến hành trong công thức luân canh: Lúa Xuân – Lúa Mùa; - Thời gian gieo trồng: gieo 28/01/2016; Cấy 01/3/2016;
- Mật độ cấy: 35 khóm/m2; - Cấy 3dảnh/ khóm.
+ Giống lúa Thiên ưu 8 (Thiên ưu 8 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn, ĐBSH và Trung du Bắc bộ vụ Xuân: 120-135 ngày, cây to khỏe, thân cây cứng, khả năng chống đổ tốt, chịu rét và thâm canh, bông to, hạt nhiều, tỷ lệ hạt chắc cao, chống chịu tốt sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng như khô vằn, rầy nâu….).
+ Giống lúa thuần TBR225 (TBR225 là giống cảm ôn, ngắn ngày, gieo cấy được 2 vụ trong năm; thích ứng rộng; chịu thâm canh, có khả năng làm lúa tái sinh tốt, đẻ nhánh khỏe; phù hợp gieo cấy theo công nghệ hàng rộng, hàng hẹp; thời gian sinh trưởng: Vụ xuân 120-132 ngày….).
+ Giống Khang Dân 18 (đối chứng) (Hiện đang trồng phổ biến ở địa phương). * Địa điểm xã Nghĩa Đạo, thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện sản xuất của nông dân. Chọn 4 hộ tương đương với số lần nhắc lại. mỗi hộ chọn 1 mảnh ruộng có diện tích là 1.000m2. Mỗi ruộng được chia làm 3 ô cho 3 giống tương đương với 3 công thức.
+ CT1: Thiên Ưu 8 + CT2: TBR225
+ CT3: Khang Dân 18 (đối chứng) Sơ đồ thí nghiệm được bố trí như sau:
NL1 NL2 NL3 NL4
CT3 CT2 CT3 CT3
CT1 CT1 CT2 CT2
CT2 CT3 CT1 CT1
Thử nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 4 lần nhắc lại. Tổng số ô thử nghiệm là 12 ô. Diện tích mỗi ô thử nghiệm là 320m2.
* Phân bón và cách bón:
+ Nền phân bón: 90 kg N/ha +60 kg/ha P2O5và 60 kg K2O/ha; + Bón lót: 40% Phân chuồng + 50% đạm +100% lân + 20% kali;
+ Bón thúc lần 1 (sau cấy 7 ngày): 30% Phân chuồng + 30% đạm + 50% kali; + Bón thúc lần 2 (sau cấy 25 ngày): 30% Phân chuồng + 20% đạm + 30% kali. Một số chỉ tiêu theo dõi chính sau:
+ Chiều cao cây; + Số nhánh/khóm; + Số bông/m2; + Chiều dài bông; + Số hạt/bông;
+ Khối lượng 1000 hạt; + Năng suất.
Thử nghiệm 2: So sánh một số giống ngô mới vụ Đông năm 2016 tại xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành
- Thử nghiệm được tiến hành trong công thức luân canh: Lúa Xuân- Lúa Mùa- Ngô Đông
- Thời gian trồng: 03/10/2016 - Mật độ: 60x25 cm
+ Giống ngô NK4300 (Giống ngô lai đơn NK4300 có nguồn gốc từ Thái Lan, là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng khỏe, ở phía Bắc 105-110 ngày. Chiều cao cây trung bình 190-210 cm, cao đóng bắp 75-80 cm, độ đồng đều cao; Khả năng chống đổ, chịu úng và hạn tốt. Bắp to, hình trụ, là bi bao kín bắp, có 14-16 hàng hạt, hạt màu vàng cam đậm, dạng bán hạt. Tiềm năng năng suất cao 80-100 tạ/ha).
+ Giống ngô NK66 (Nguồn gốc giống Giống ngô lai đơn NK66 có nguồn gốc Thái Lan do Công ty Syngenta Việt Nam nghiên cứu nhập nội và chuyển giao Giống được tạo từ tổ hợp lai giữa 2 dòng ngô có nguồn gốc nhiệt đới NP5024/NP5063. Một số đặc điểm, đặc tính của giống. Là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, 93-98 ngày ở vùng Đông Nam bộ và 100-105 ngày ở vùng cao nguyên Nam Trung bộ. Chiều cao cây trung bình 200-225 cm, cao đóng bắp 110-120 cm. Dạng hình cây gọn, sinh trưởng phát triển rất khoẻ, bộ lá xanh lâu tàn, cứng cây và ít đổ ngã; Giống nhiễm nhẹ bệnh cháy lá, nhiễm bệnh khô vằn từ nhẹ đến trung bình).
+ Giống ngô LVN24 (đối chứng) (Hiện đang trồng phổ biến ở địa phương). * Địa điểm: xã Hoài Thượng, thử nghiệm được thực hiện trong điều kiện sản xuất của nông dân. Chọn 4 hộ tương đương với 4 lần nhắc lại. mỗi hộ chọn 1 mảnh ruộng diện tích là 600m2. Mỗi ruộng được chia làm 3 ô tương đương với 3 công thức khác nhau với một nền phân bón chung.
+ CT1: NK4300 + CT2: NK66
+ CT3: LVN24 (đối chứng)
Sơ đồ thử nghiệm được bố trí như sau:
NL1 NL2 NL3 NL4
CT3 CT2 CT3 CT3
CT1 CT1 CT2 CT2
CT2 CT3 CT1 CT1
Thử nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 4 lần nhắc lại. Tổng số ô thử nghiệm là 12 ô. Diện tích mỗi ô thử nghiệm là 195m2.
* Phân bón:
+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và phân lân + Bón thúc: Chia làm 3 lần:
Lần 1: Khi cây được 3 – 4 lá hoàn toàn, bón 1/3 lượng phân đạm urê + 1/2 lượng phân kali clorua, kết hợp xới phá váng, làm cỏ, tỉa định cây trước khi bón.
Lần 2: Khi cây được 7 – 9 lá hoàn toàn, bón 1/3 lượng phân đạm urê + 1/2 lượng phân kali clorua, kết hợp xới và làm cỏ.
Lần 3: Khi cây đạt 12-15 lá hoàn toàn, bón 1/3 lượng phân đạm urê còn lại, kết hợp nhặt cỏ và vun cao.
* Một số chỉ tiêu theo dõi chính sau: + Thời gian sinh trưởng;
+ Chiều cao cây; + Chiều cao đóng bắp; + Sâu bệnh; + Chiều dài bắp; + Đường kính bắp; + Số hàng hạt/bắp; + Số hạt/hàng; + Tỷ lệ hạt chắc/bắp; + Khối lượng 1000 hạt; + Năng suất.
3.2.3.5. Tính toán hiệu quả kinh tế * Tổng thu (GR):GR = Y x P
Trong đó: P là giá trị 1 đơn vị sản phẩm ở thời điểm thu hoạch. Y là tổng sản phẩm thu hoạch trên 1 đơn vị diện tích.
* Tổng chi phí (TVC): bao gồm tất cả các chi phí vật tư, lao động, lãi suất... cho sản xuất một vụ hay một năm.
* Lãi (RAVC): RAVC = GR - TVC
* So sánh hiệu quả của hai hệ thống cũ và mới: áp dụng công thức tính tỷ trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí (MBCR)
f n f n TVC TVC GR GR MBCR
Trong đó: GRf là tổng thu nhập của hệ thống cũ. GRn là tổng thu nhập của hệ thống mới. TVCf là tổng chi phí của hệ thống cũ. TVCn là tổng chi phí của hệ thống mới. - Điều kiện để áp dụng hệ thống cây trồng mới là: TVCn – TVCf> 0; MBCR 2 và RAVCn 1,3 RAVCf
Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả, tínhX , Sx. 3.2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu khác
- Phân tích các kết quả bố trí thử nghiệm: dùng phương pháp phân tích phương sai qua phần mềm IRRISTAT, Excel.
- Dùng phương pháp phân tích, so sánh để xác định các hạn chế trong các hệ thống sản xuất và từ đó đề xuất các giải pháp.