Thử nghiệm so sánh một số giống lúa trong vụ xuân hè 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 102)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4. Thử nghiệm so sánh một số giống cây trồng tại huyện Thuận Thành

4.4.1. Thử nghiệm so sánh một số giống lúa trong vụ xuân hè 2016

* Thời gian sinh trưởng: Là đặc điểm phản ánh đặc tính di truyền của giống, cũng phản ánh phản ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng được tổng hợp tại bảng 4.24:

Dựa vào thời gian sinh trưởng xác định thời vụ thích hợp cho từng giống khác nhau.Thời gian sinh trưởng của giống Thiên ưu 8 và TBR225 khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 so với giống Khang dân 18. Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống Thiên ưu 8, giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là Khang dân 18. Nhưng so sánh thời gian sinh

trưởng giữa giống Thiên Ưu 8 so với TBR225 thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

* Chiều cao cây và động thái tăng trưởng chiều cao cây

Bảng 4.24. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính (cm) và tổng thời gian sinh trưởng (ngày) của các giống lúa thử nghiệm vụ Xuân 2016 (cm)

Giống 2 TSC (cm) 4 TSC (cm) 6 TSC (cm) 8 TSC (cm) 10 TSC (cm) CCCCC (cm) TGST (ngày) Thiên Ưu 8 24,1 58,6 70,7 81,3 104,9 107,8b 128,0a TBR225 23,3 55,8 72,5 85,9 109,1 111,1 a 127,7a Khang Dân 18 23,2 55,6 68,5 78,2 97 101,3c 101,0b CV(%) 1,4 1,7 LSD0,05 2,52 3,58

Ghi chú: Các giá trị có các chữ cái giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự sai khác không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% và ngược lại.

Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái quan trọng của cây lúa, được tính từ cổ rễ đến mút lá cao nhất. Có ý nghĩa trong việc đánh giá độ cứng của cây và khả năng chống đỡ, cây càng thấp khả năng chống đỡ càng cao và ngược lại, tham gia tích cực trong việc vận chuyển nước, dinh dưỡng từ rễ cung cấp cho các bộ phận trên mặt đất. Thân ngắn làm tăng vận chuyển dinh dưỡng tạo quá trình hình thành bông hạt.

Mức độ tăng trưởng chiều cao cây lúa phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của giống, ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, chế độ nước, phân bón. Động thái tăng trưởng chiều cao cây đánh giá sức sinh trưởng của cây và độ đồng đều của giống.

Trong bảng 4.24 cho thấy: Chiều cao của cây tăng nhanh từ 2-6 tuần sau cấy. Tuần thứ 2 sau cấy nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi có nắng và nhiệt độ thích hợp nên sau khi bén rễ hồi xanh cây lúa phát triển bộ rễ, thân lá khá mạnh. Từ tuần thứ 6 sau cấy trở đi, tốc độ tăng trưởng chiều cao cây chậm dần đi và ổn định hơn. Các giống khác nhau có chiều cao cây khác nhau có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Trong đó giống TBR225 có chiều cao cây cuối cùng cao nhất, thấp nhất là giống Khang Dân 18.

*Tốc độ đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu

Bảng 4.25. Động thái tăng trưởng số nhánh và số nhánh hữu hiệu của các giống lúa thử nghiệm vụ xuân năm 2016 (nhánh/khóm)

Giống 2 TSC (nhánh) 4 TSC (nhánh) 6 TSC (nhánh) 8 TSC (nhánh) 10 TSC (nhánh) SNHH (nhánh) Thiên Ưu 8 2,5 5,0 8,2 8,3 7,5 7,0a TBR225 2,1 5,3 7,8 8,1 7,6 6,8a Khang Dân 18 2,3 6,1 8,0 8,0 7,0 6,5b CV(%) 2,4 LSD0,05 0,28

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành bông hữu hiệu và thể hiện tiềm năng năng suất cuối cùng của các dòng. Khả năng đẻ nhánh phụ thuộc vào đặc tính của giống, điều kiện dinh dưỡng ánh sáng, nhiệt độ nguồn nước cũng như các điều kiện canh tác khác (mật độ cấy).

Thời gian đẻ nhánh phụ thuộc vào giống thời vụ và biện pháp kĩ thuật canh tác. Để đánh giá tốc độ đẻ nhánh của các giống thử nghiệm tôi theo dõi và thu được: từ 2 tuần sau cấy đến 6 tuần sau cấy tốc độ đẻ nhánh khá nhanh, sau khi trỗ (tuần thứ 8 sau cấy) thì các nhánh vô hiệu bị chết đi để tập trung dinh dưỡng cho các nhánh hữu hiệu. Dẫn đến số nhánh của tất cả các dòng có xu hướng giảm. Số nhánh hữu hiệu của các giống dao động từ 6,5–7,0 nhánh hữu hiệu/khóm. Trong đó giống Thiên ưu 8 đạt số nhánh hữu hiệu cao nhất, thấp nhất là Khang Dân 18. Giống Thiên Ưu và TBR225 có số nhánh hữu hiệu khác nhau không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05, cả hai giống Thiên Ưu và TBR225 khác nhau so với giống lúa Khang Dân 18 có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

*Động thái ra lá và tổng số lá trên thân chính

Lá là bộ phận quan trọng của cây xanh, là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây trồng, 95% chất hưu cơ mà cây xanh tổng hợp được nhờ vào quá trình quang hợp lá. Số lá trên cây phụ thuộc chủ yếu vào giống. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thuận lợi, nếu chúng ta đảm bảo một chế độ canh tác, phòng trừ sâu bệnh hợp lý sẽ làm cho quần thể ruộng lúa có một bộ lá phát triển thích hợp, tạo điều kiện nâng cao năng suất sinh vật học, năng suất kinh tế và hạn chế sâu bệnh hại phát sinh phát triển.

Bảng 4.26. Động thái ra lá và tổng số lá trên thân chính của các giống thử nghiệm (lá/thân chính) Giống 2 TSC (lá) 4 TSC (lá) 6 TSC (lá) 8 TSC (lá) 10 TSC (lá) Số lá (lá) Thiên Ưu 8 8,4 10,6 12,5 15 15,5 15,7a TBR225 7,9 10,2 12,8 14,3 15,3 15,4a Khang Dân 18 8,3 10,9 13,1 14,6 15,3 15,3a CV(%) 1,7 LSD0,05 0,46

Qua bảng 4.26 cho thấy, số lá luôn có chiều hướng tăng dần từ sau khi cấy đến khi cây chuyển sang giai đoạn trỗ (8 tuần sau cấy) chỉ số gần như đạt tối đa. Giai đoạn đầu, khi cây đang sinh trưởng sinh dưỡng (2-6 tuần sau cấy) tốc độ ra lá nhanh hơn so với giai đoạn sau trỗ- chín. Sự sai khác về tổng số lá/ thân chính của 3 giống thử nghiệm không có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05.

* Chỉ số diện tích lá (LAI)

Chỉ số diện tích lá (LAI) là một chỉ tiêu sinh lý đánh giá khả năng phát triển bộ lá trong quần thể. Những giống có diện tích lá lớn thì khả năng tiếp xúc ánh sáng cao, khả năng quang hợp cao nên có tiềm năng năng suất cao. Do đó cần phải canh tác hợp lý để chỉ số diện tích lá sớm đạt giá trị tối ưu nhất ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa tạo điều kiện thuận lợi cho quang hợp đạt tối đa tạo tiền đề cho việc hình thành năng suất sau này. Để đánh giá ảnh hưởng của của các giống khác nhau đến chỉ số diện tích lá qua các thời kỳ, tôi tiến hành đo chỉ số LAI và kết quả được tổng hợp ở bảng 4.27.

Bảng 4.27. Chỉ số diện tích lá (LAI) của các giống lúa thử nghiệm trong vụ Xuân năm 2016 (m2 lá/ m2 đất) Giống Đẻ nhánh Trỗ Chín Thiên Ưu 8 0,6a 4,0ab 3,3b TBR225 0,6a 4,1a 3,8a Khang Dân 18 0,6a 3,8b 3,1c CV(%) 4,2 3,3 3,1 LSD0,05 0,44 0,22 0,18

Qua bảng 4.27 cho thấy chỉ số diện tích lá thấp nhất ở giai đoạn đẻ nhánh tăng cao ở giai đoạn trỗ và giảm ở giai đoạn chín, giai đoạn đẻ nhánh chỉ số

diện tích lá của 3 giống thử nghiệm đều bằng nhau vậy giữa các giống sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05.

Giai đoạn trỗ sự sai khác về chỉ số diện tích lá của giống Thiên ưu 8 và TBR225 có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05 so với giống Khang Dân 18, giống TBR225 có chỉ số diện tích lá cao nhất đạt 4,1m2 lá/m2 và sai khác không có ý nghĩa thống kê so với giống Thiên Ưu 8 ở độ tin cậy 95%.

Giai đoạn chín do lá gốc úa vàng dần nên số lá/ cây giảm dần là lý do làm chỉ số diện tích lá giảm hơn so với giai đoạn trỗ. Ở giai đoạn này, sự sai khác về chỉ số diện tích lá giữa các giống thử nghiệm là có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05. Giống TBR225 có chỉ số diện tích lá cao nhất, giống Khang Dân có chỉ số diện tích lá thấp nhất.

*Chỉ tiêu khối lượng chất khô

Chất khô là chất hữu cơ tạo ra được từ quá trình hút dinh dưỡng và quang hợp của cây lúa. Khối lượng tích lũy chất khô mà cây trồng tích lũy biểu hiện khả năng đồng hóa của cây trồng. Khả năng tích lũy chất khô có quan hệ mật thiết với năng suất sinh vật học và năng suất kinh tế của ruộng lúa khả năng tích lũy chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Nó phụ thuộc vào giống, thời vụ, dinh dưỡng, ánh sáng …

Bảng 4.28. Khối lượng chất khô của các giống lúa qua các giai đoạn (g chất khô/m2 đất) của các giống thử nghiệm

Giống Đẻ nhánh Trỗ Chín Thiên Ưu 8 81,7b 1266,2b 1936,5ab TBR225 86,5a 1321,4a 1960,3a Khang Dân 18 79,8b 1235,1c 1895,9b CV (%) 3,3 1,0 1,8 LSD0,05 4,68 22,92 58,50

Giai đoạn đẻ nhánh, giống TBR225 sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05 so với giống Thiên Ưu 8 và Khang Dân 18, so sánh sự sai khác giữa giống Thiên Ưu 8 và Khang Dân 18 thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%.

Giai đoạn đẻ nhánh, cả 3 giống lúa thử nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Trong đó giống TBR225 đạt cao nhất (1321,4 g), tiếp sau là giống Thiên Ưu 8 đạt (1266,2 g), thấp nhất là Khang Dân 18 (đạt 1235,1g).

Giai đoạn chín, giống TBR225 so với giống Thiên Ưu 8, giống Thiên Ưu 8 so với giống Khang Dân 18 sự sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 0,05, TBR225 so với giống Khang Dân 18 sự sai khác có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 0,05. Ở giai đoạn này, giống TBR225 có khối lượng chất khô lớn nhất, thấp nhất là Khang Dân 18.

* Chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Bảng 4.29. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất

của các giống lúa thử nghiệm

Giống Bông/m 2 (bông) Hạt/bôn g (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P1000 (g) Chiều dài bông (cm) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Thiên Ưu 8 246,7a 158,7a 88,3a 20,3b 22,0b 70,2 58,0ab TBR225 239,9b 155,1a 88,7a 23,0a 23,1a 75,9 61,9a Khang Dân 18 229,1c 150,4b 88,3a 19,5c 21,0c 59,2 55,8c CV (%) 1,5 1,7 1,8 1,9 3,6 LSD0,05 6,05 4,54 0,65 0,73 3,69

Năng suất là kết quả tổng hợp cuối cùng của nhiều yếu tố trong suốt chu kỳ sống của cây trồng như đặc tính di truyền giống, điều kiện ngoại cảnh, các biện pháp kỹ thuật… Năng suất được tạo nên bởi các yếu tố cấu thành như: Số bông/khóm, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc, khối lượng 1000 hạt.

*Số bông/m2

Số bông/m2: Trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa, số bông/m2 là yếu tố quan trọng nhất. Trên ruộng lúa, số bông/m2 phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đẻ nhánh và sức đẻ nhánh hữu hiệu. Phải căn cứ vào giống, phân bón, đất đai, kỹ thuật chăn sóc, mùa vụ, nếu muốn tăng số bông. Cần bón thúc đạm để lúa đẻ sớm, đẻ tập trung, hạn chế lúa đẻ lai rai và đẻ nhánh vô hiệu. Đồng thời để tăng khả năng đẻ nhánh hữu hiệu phải đảm bảo chất lượng mạ tốt, cấy đúng kỹ thuật (nông tay, thẳng hàng, đều tay) và đúng tuổi mạ; làm đất kỹ, chăm sóc phân bón đầy đủ, bón thúc đẻ nhánh kịp thời và điều quan trọng nhất là phải cấy đúng thời vụ. Qua thử nghiệm của các giống khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức 0.05 trong đó Thiên ưu 8 có số bông/m2 cao nhất (246,7 bông/m2), tiếp đến là TBR225 (239,9 bông/m2), Khang dân 18 thấp nhất (229,1 bông/m2).

*Chiều dài bông

Chiều dài bông là cơ sở hình thành lên năng suất của các giống. Qua bàng 4.289 cho thấy giống TBR225 so với giống Thiên Ưu 8 có sự sai khác không có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. So sánh hai giống Thiên Ưu 8 và TBR225 so với giống Khang Dân thì vả hai giống có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Giống TBR225 có chiều dài bông dài nhất (23,1 cm), Khang Dân 18 có chiều dài bông thấp nhất (21,0cm) (bảng 4.29). Chiều dài bông cũng là một trong những chỉ tiêu góp phần tạo lên năng suất của các giống lúa. Bên cạnh yếu tố tự nhiên, yếu tố di truyền cũng ảnh hưởng lớn tới chiều dài bông.

*Số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt

Số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1000 hạt đều là các yếu tố cấu thành năng suất quan trọng. Số hạt/ bông của giống Thiên ưu 8 và giống TBR225 khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05 so với giống Khang Dân 18, nhưng giữa hai giống TBR225 và Thiên Ưu 8 sai khác không có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Tỷ lệ hạt chắc của các giống thử nghiệm dao động từ 88,3%- 88,7% và sự sai khác của 3 giống lúa thử nghiệm không có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Khối lượng 1000 hạt ở 3 giống sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức 0,05. Trong đó giống TBR225 có khối lượng cao nhất (23,0g) và giống Khang Dân 18 thấp nhất (19,5g).

*Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Năng suất lý thuyết: Phản ánh tiềm năng năng suất của từng giống. Chính vì vậy, năng suất lý thuyết phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố cấu thành năng suất và phụ thuộc gián tiếp vào điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật chăm sóc. Năng suất lý thuyết của các giống thử nghiệm dao động trong khoảng từ 59,2-75,9 tạ/ha. Trong đó TBR225 có năng suất cao nhất, thấp nhất là Khang Dân 18.

Năng suất thực thu: Năng suất thực thu là sản phẩm thực tế thu được trên một đơn vị diện tích, nó là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách trung thực về mức độ thích nghi của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định cũng như đặc tính di truyền của giống. Năng suất thực thu là một chỉ tiêu quan trọng nhất, là mục tiêu phấn đấu của các nhà chọn tạo giống cũng như người dân làm nông nghiệp. Năng suất cao nhất là TBR225 (61,9tạ/ha) sai khác không có ý

nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% so với Thiên ưu 8 (58, tạ/ha) nhưng sai khác có ý nghĩa so với Khang Dân 18 (55,8 tạ/ha), trong khi Thiên Ưu 8 và Khang Dân 18 khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức cho phép 0,05.

* Hiệu quả kinh tế các giống lúa thử nghiệm

Bảng 4.30. So sánh hiệu quả kinh tế các giống lúa trong thử nghiệm

Đvt: triệu đồng/ha

Giống Thu (GR) Chi (TVC) Lãi (RAVC) MBCR

Thiên ưu 8 42,72 31,91 10,81 4,22

TBR225 45,18 32,00 13,18 5,50

Khang Dân 18 (đ/c) 36,27 30,38 5,89

Qua việc tính hiệu quả kinh tế các giống các giống lúa cho thấy giống Khang Dân 18 có tổng thu thấp nhất (36,27 triệu đồng/ha) và kém giống Thiên ưu 8 là 6,45triệu đồng/ha, kém giống TBR225 8,91 triệu đồng/ha.

Từ các kết quả phân tích ở trên và theo dõi, nghiên cứu trên đồng ruộng chúng tôi đề xuất đưa giống TBR225 vào trong điều kiện sản xuất của địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)