Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Điều kiện kinh tế xã hội, hạ tầng cơ sở

4.2.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

4.2.6.1. Thuận lợi

- Thuận Thành có vị trí địa lí gần thành phố Bắc Ninh, đặc biệt là vùng phụ cận tiếp giáp với thủ đô Hà Nội thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa

học kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. - Đất đai có địa hình tương đối bằng phẳng, chất lượng tốt; khí hậu ôn hoà,

có điều kiện thuận lợi bảo đảm cho việc phát triển một nền nông nghiệp đa dạng và có hiệu quả cao.

- Trình độ dân trí khá cao, nguồn lao động dồi dào, có truyền thống nông nghiệp lâu đời, nông dân cần cù, có khả năng học tập và tiếp thu tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

- Nguồn nước phong phú, hệ thống sông ngòi dày đặc tạo thuận lợi cho quá trình hình thành vùng đồng bằng phù sa màu mỡ và cung cấp nước tưới cho hệ thống nông nghiệp toàn huyện.

- Hệ thống giao thông thuận lợi, có đường quốc lộ 38 nối liền với thành phố Bắc Ninh và quốc lộ 5, cộng với 4 tuyến đường tỉnh lộ trải đều khắp huyện, tuyến đường sông trên sông Đuống tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và thông thương hàng hoá.

- Điều kiện kinh tế của đại đa số nhân dân ở mức trung bình khá so với mặt bằng trung của khu vực đồng bằng sông Hồng, khả năng khai thác vốn trong dân còn nhiều tiềm năng, đây là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Tốc độ phát triển kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nông nghiệp đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực. Trong thời gian tới cùng quá trình phát triển công nghiệp là quá trình phân công lại lao động trong nông nghiệp và nông thôn, giảm lao động trong nông nghiệp hướng đến sản xuất hàng hóa lớn trong tương lai, tuy nhiên việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân trong quá trình công nghiệp hóa cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn.

- Trong nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu như năng suất cây trồng tổng đàn vật nuôi tăng, trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản có hiệu quả thiết thực, từng bước hình thành nhiều mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp quy mô lớn có hiệu quả cao.

- Chủ trương của huyện ủy, kế hoạch của UBND huyện Thuận Thành đã chỉ đạo thành công công tác dồn điền, đổi thửa xong trong năm 2010 trên địa bàn toàn huyện tại những xã, thôn không có quy hoạch công nghiệp, bước đầu đã thực hiện thành công tại xã Đại Đồng Thành tạo điều kiện thuận lợi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

4.2.6.2. Khó khăn

- Là huyện thuần nông nhưng diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người thấp, đất đai còn manh mún khó khăn sản xuất lớn, theo hướng hàng hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tỷ suất hàng hóa trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, chưa ổn định.

- Tài nguyên khoáng sản ít, các cơ sở công nghiệp bước đầu được hình thành, số ít đang hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghiệp chế biến nông sản chưa phát triển, hiện tại chủ yếu sản phẩm nông nghiệp được bán ở dạng chưa qua chế biến.

- Tình hình chăn nuôi đang có xu hướng phát triển nhanh nhưng chăn nuôi vẫn chủ yếu trong khu dân cư, quy mô còn nhỏ và không tập trung nên rất khó khăn cho việc mở rộng quy mô, phòng chống dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.

- Hệ thồng giao thông nội đồng, các công trình thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa tập trung, hình thành các vùng sản xuất cây trồng có giá trị kinh tế cao.

cao. Phần lớn số hộ nông dân vẫn có thói quen sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tự cung tự cấp.

- Tiếp cận và đưa khoa học công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ. Trình độ và khả năng tiếp cận thông tin về thị trường của hộ nông dân, trang trại và các Hợp tác xã còn nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)