Hiện trạng các công thức trồng trọt cây trồng huyện Thuận Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Thực trạng hệ thống trồng trọt của huyện Thuận Thành

4.3.4. Hiện trạng các công thức trồng trọt cây trồng huyện Thuận Thành

Trong hệ thống nông nghiệp việc bố trí hệ thống cây trồng và các công thức luân canh là rất cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ canh tác, sinh trưởng, phát triển của cây trồng, diễn biến dịch hại trên đồng ruộng, quan trọng

hơn là hiệu quả kinh tế trong sản xuất trồng trọt. Muốn đạt được lợi nhuận lớn nhất trên một đơn vị diện tích, cần phải bố trí những loại cây trồng một cách hợp lý với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương.

Đất sản xuất nông nghiệp huyện Thuận Thành được phân ra 2 loại: đất phu sa ngoài đê và đất trong đồng (trong đê).

* Hệ thống cây trồng trên đất phù sa (ngoài đê sông Đuống): đất phù sa ngoài đê được phân chia: đất phù sa ngoài đê không có bối và đất phù sa ngoài đê có bối. Kết quả điều tra hệ thống cây trồng được tổng hợp trong bảng 4.19 gồm có 6 hệ thống cây trồng chính.

Bảng 4.19. Công thức trồng trọt chính trên đất phù sa

Chân đất Stt Công thức trồng trọt

Đất bãi ven sông 1 Ngô xuân - Ngô đông

Đất phù sa ngoài đê, có bối

2 Ngô xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 3 Ngô xuân - Đậu tương hè - Rau vụ đông 4 Lạc xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 5 Dưa chuột xuân - Đậu tương hè - Cà chua 6 Cà chua xuân hè - Đậu tương - Rau vụ đông 7 Rau xuân - Rau hè thu - 2 vụ rau đông

Nguồn: Điều tra nông hộ năm (2015)

Trong hệ thống cây trồng trên đất phù sa ngoài đê có bối được luân canh 3 vụ/năm, có phần nhỏ diện tích luân canh 4 vụ/năm (các giống rau ngắn ngày): Công thức luân canh 2 là công thức luân canh cây trồng chủ yếu tại xã Hoài Thượng, đây là vùng nông dân có ngành nghề truyền thống nên sử dụng công thức 2 ít tốn công lao động. Các công thức 3, 4, 5, 6 là các công thức được sử dụng tại các xã: Đình Tổ, Mão Điền cây trồng vụ xuân chủ yếu là cây ngô, các loại cây rau, ở vụ hè cây trồng chủ yếu: cây đậu tương, cây rau các loại, vụ đông: cây ngô, cà chua, su hào, bắp cải...

Đất bãi ven sông được bố trí công thức luân canh 2 vụ trong năm, cây ngô được sử dụng trong công thức này, mùa mưa đất bị ngập nước.

* Hệ thống cây trồng trên đất trong đồng (trong đê): Đất sản xuất nông nghiệp của huyện được phân chia thành 4 kiểu địa hình: đất vàn cao, đất vàn, đất vàn thấp và vàn trũng có đa dạng hệ thống cây trồng, có các hệ thống cây trồng chính được tổng hợp trong bảng 4.20:

Theo kết quả điều tra, trong sản xuất lúa: lúa xuân 100% trà xuân muộn, lúa mùa 90% trà mùa trung, 10% diện tích lúa mùa được bố trí trà mùa sớm để gieo trồng cây vụ đông sớm.

Bảng 4.20. Công thức trồng trọt trên đất trong đê

Nguồn: Điều tra nông hộ năm (2015)

Trên đất vàn cao: ở vụ xuân nông dân thường gieo trồng các cây trồng lạc, ngô, lúa, diện tích các loại cây rau chiếm diện tích không lớn, đây là diện tích có thể khai thác hiệu quả hơn khi đưa các loại cây rau vào sản xuất: hiệu quả kinh tế cao, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân.

Trên đất vàn: đây là chân đất chiếm phần lớn diện tích hiện tại phổ biến được gieo cấy 2 vụ lúa trong năm. Trên loại đất này đã hình thành luân canh 3 vụ/năm. Vụ xuân, ngoài cây lúa các loại cây trồng: dưa chuột, cà chua... đã đưa vào công thức luân canh. Vụ đông, được trồng chủ lực cây khoai tây, khoai lang, cà chua, và cây rau các loại. Trong công thức: lúa xuân - lúa mùa - khoai tây đây là công thức được ưu tiên, có thể mở rộng diện tích, ít tốn công lao động, không chịu sức ép lớn về thời gian giữa các vụ, hai vụ lúa sinh trưởng, phát triển trong điều kiện thời tiết thuận lợi nên thường cho năng suất cao. Trong công thức: lúa xuân - lúa mùa - khoai

Chân đất Stt Công thức sử dụng cây trồng

Đất vàn cao

1 Lúa xuân - Lúa mùa

2 Lạc xuân - Đậu tương hè - Ngô đông 3 Ngô xuân - Đậu tương hè - Khoai lang 4 Lạc xuân - Dưa chuột - Cà chua 5 Rau vụ xuân - Lúa mùa - Rau vụ đông 6 Cà chua - Lúa mùa - Khoai tây

7 Lúa xuân - Dưa chuột - Cà chua 8 Lúa xuân –Dưa chuột - Khoai tây

Đất vàn

9 Lúa xuân - Lúa mùa

10 Lúa xuân - Lúa mùa – Khoai tây 11 Lúa xuân - Lúa mùa - Đậu tương đông 12 Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang 13 Cà chua - Lúa mùa - Khoai tây 14 Dưa chuột - Lúa mùa - Cà chua Đất vàn trũng 15 Lúa xuân - Lúa mùa

lang bị thu hẹp dần về diện tích, do sản xuất khoai lang hiện tại chủ yếu phục vụ cho nhu cầu địa phương, phục vụ chăn nuôi cho hiệu quả thấp.

Trên đất vàn trũng, hiện được bố trí luân canh 2 vụ lúa/năm. Diện tích đất trũng trồng 2 vụ lúa bấp bênh, cho hiệu quả kinh tế thấp hiện tại đã chuyển một phần sang canh tác lúa - cá, phát triển kinh tế tổng hợp, đây là hướng ưu tiên để khai thác hiệu quả diện tích đất trũng. Qua kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm qua cho thấy mô hình lúa cá, kinh tế tổng hợp đã đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống trồng trọt tại huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)