Thứ nhất, cần sớm có chính sách định hướng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử nói chung và dịch vụ Internet Banking nói riêng
Cụ thể, Chính phủ nên có các văn bản quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các thiết bị đầu cuối, cổng thanh toán, nghĩa là tạo nền tảng kỹ thuật chung, để khi hội tụ đủ điều kiện các ngân hàng dễ dàng liên kết với nhau hơn.
Thứ hai, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo
Cần tăng cường công tác đào tạo, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và đào tạo kỹ năng về ngân hàng điện tử cho các Bộ ngành, doanh nghiệp và người dân.
Thứ ba, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử.
Thứ tư, phát triển hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và Internet
Thực hiện tin học hoá tại các tổ chức kinh doanh dịch vụ, các ngân hàng và TCTD, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường truyền Internet mạnh, tốc độ cao, không bị nghẽn mạng với giá cước phù hợp, hạn chế độc quyền viễn thông … tạo điều kiện cho toàn dân có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến cho sinh hoạt hằng ngày cũng như công việc kinh doanh.
Thứ năm, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, tạo điều kiện cho dịch vụ Internet Banking phát triển
Khuyến khích, đãi ngộ các đối tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính… đầu tư kinh doanh và buôn bán trên mạng, từ đó tạo ra nhu cầu kinh doanh, thanh toán, giao dịch… thu hút được lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ IB.
KẾT LUẬN
Qua thời gian thực tập tại PVcombank Chi nhánh Đông Đô em đã có cơ hội tìm hiểu về một số hoạt động của Chi nhánh, đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ IB. Điều đó giúp em có những kiến thức thực tế bổ ích để em hiểu sâu hơn về những bài học ở trường.
Việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này giúp em rút ra được rằng: việc phát triển dịch vụ IB là xu hướng tất yếu của PVcombank nói riêng và của các NHTM nói chung. Sự phát triển ấy không những góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của
Chi nhánh mà còn là yếu tố góp phần giúp Chi nhánh nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của ngành ngân hàng như hiện nay.
Từ yêu cầu cấp bách mang tính thực tiễn ấy, luận văn đã tập trung giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất, nêu được những tiện ích của dịch vụ IB đối với khách hàng cũng
như bản thân PVcombank Chi nhánh Đông Đô, đồng thời phân tích những điều kiện cần có để phát triển dịch vụ IB tại Chi nhánh. Luận văn cũng đưa ra góc nhìn khái quát về rủi ro trong giao dịch IB, làm rõ sự cần thiết phải hạn chế rủi ro này nhằm giúp cho dịch vụ phát triển bền vững và phát huy được hết thế mạnh.
Thứ hai, phân tích được thực trạng phát triển IB tại PVcombank Chi nhánh
Đông Đô, chỉ ra tồn tại hạn chế để định hướng cho những giải pháp đúng đắn.
Thứ ba, xuất phát từ những mặt còn tồn tại trong vấn đề quản lý hoạt động
IB của Chi nhánh, chương III của luận văn đã đưa ra những giải pháp cụ thể cho bản thân Chi nhánh cũng như kiến nghị lên các cơ quan có thẩm quyền, tạo nên một hệ thống các giải pháp đồng bộ, góp phần hạn giúp cho IB phát triển xứng tầm hơn tại PVcombank Chi nhánh Đông Đô.