Tưởng tượng và sáng tạo.

Một phần của tài liệu 01 ĐGNL đề THI THỬ số 1(KEY) (Trang 26)

Đáp án: C Tư duy:

Đọc kỹ đoạn trích, chú ý câu văn: “…tìm kiếm … bằng “ngôn ngữ” trực tiếp của tai nghe, mắt nhìn, nhìn vào hình ảnh, màu sắc, và cả “nhìn” sâu, “nhìn” xa bằng tưởng tượng của trực cảm

trí tuệ và tâm thức.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ câu 61 đến câu 65:

“Do tình cờ, trước khi vào Sơn Đoòng, tôi đang nghĩ về một mẫu người trong cuộc tiếp xúc Đông Tây suốt mấy trăm năm qua. Ấy là mẫu những nhà khai sáng xuyên qua những rào cản cố hữu của đời này. Họ là những trí thức có tình yêu con người vô sở cầu, vô bờ bến. Nhờ họ mà sự tăm tối ở chốn này được đẩy lùi, sự dã man ở nơi kia được giảm thiểu. Đường biên quốc gia không cản được chân họ, giới hạn quê hương không nhốt được lòng họ và đời họ. Họ thuộc về nhân loại khổ đau. Họ thuộc về nhân loại tiến bộ. Với xứ mình, tôi đang nghĩ đến những người như Alexdre de Rhodes, nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đã có công hình thành chữ quốc ngữ Việt Nam. Nghĩ đến Victor Tardieu, nhà họa sĩ Pháp đã sáng lập nên trường Mĩ thuật Đông Dương, đào tạo và chăm chút những lứa hoạ sĩ đầu tiên cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam. Và nhất là Yersin, nhà y học, nhà thám hiểm gốc Thụy Sĩ, người đã tìm ra vaccine phòng dịch hạch, đã lập nên viện Pasteur Nha Trang, đã khám phá ra mảnh đất Đà Lạt và được dân ta coi là một vị bồ tát. Ông đã sống phần đời cuối, rồi chết, đều ở Việt Nam, mảnh đất ông xem là quê hương thứ hai của mình. Tôi cứ nghĩ, không có những con người như thế, cuộc đời vốn nham nhở này sẽ ra sao?”

(Chu Văn Sơn, Sơn Đoòng, Tự tình cùng Cái Đẹp, NXB Hội Nhà văn, 2019, tr119)

Câu 61: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Theo đoạn trích, ý nào sau đây không nói đến vai trò của mẫu người sinh ra trong cuộc tiếp xúc Đông Tây đầu thế kỉ XX?

A. Đặt nền móng cho sự hiện đại hoá đời sống văn hoá, xã hội Việt Nam.

B. Truyền bá những giá trị tiến bộ của nhân loại, đặc biệt là tinh thần dân chủ.

Một phần của tài liệu 01 ĐGNL đề THI THỬ số 1(KEY) (Trang 26)