Đáp án: B Tư duy:
- huyền thoại: câu chuyện huyễn hoặc, thần bí, do trí tưởng tượng hư cấu của thời xa xưa.
→ Từ “huyền thoại” không liên kết với nội dung được nói đến ở vế sau.
→ Phương án B sai về logic.
Câu 73: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ / cụm từ sai về ngữ pháp / hoặc ngữ nghĩa / logic / phong cách.
“Sắp tới, quá trình đóng phim sẽ bước vào giai đoạn hoàn thiện và hậu kì dàn diễn viên đang tích cực trả lời phỏng vấn để thực hiện chiến dịch làm hình ảnh cho bộ phim.”
A. quá trình. B. giai đoạn. B. giai đoạn. C. dàn diễn viên. D. làm hình ảnh. Đáp án: A Tư duy:
- quá trình: con đường biến hóa, phát triển.
→ Phương án A sai về logic.
Câu 74: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ / cụm từ sai về ngữ pháp / hoặc ngữ nghĩa / logic / phong cách.
“Pongour hay còn gọi là thác Bảy Tầng – có dòng chảy qua bảy tầng đá – nhờ vẻ đẹp - hoang sơ và hùng vĩ, thác được vua Bảo Đại phong là Nam thiên đệ nhất động.”
A. hay còn gọi. B. nhờ. B. nhờ. C. phong. D. đệ nhất động. Đáp án: D Tư duy:
Phương án D sai về logic (đối tượng được nói đến là thác Bảy Tầng). Sửa: đệ nhất thác
Câu 75: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Xác định một từ / cụm từ sai về ngữ pháp / hoặc ngữ nghĩa / logic / phong cách.
“Tôi thực sự không tự tin khi diễn thuyết trước đám đông; vì thế, tôi sẽ tham gia một câu lạc bộ thuyết trình để có thể khắc phục yếu điểm đó.”
A. diễn thuyết.
C. khắc phục.
D. yếu điểm.
Đáp án: D Tư duy:
- yếu điểm: điểm quan trọng, trọng yếu. - điểm yếu: những điều chưa tốt, cần cải thiện.
→ Phương án D sai về ngữ nghĩa.
Câu 76: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại. A. hoa màu. B. hoa quả. C. hoa hồng. D. hoa uyển. Đáp án: C Tư duy:
- hoa màu: nhóm cây hằng năm trồng cạn, làm lương thực, thực phẩm hay làm thức ăn chăn nuôi - hoa quả: các thứ quả, trái cây dùng để ăn
- hoa hồng:tiền tính theo tỉ lệ nhất định, trả cho người làm trung gian, môi giới trong việc giao dịch, mua bán
- hoa uyển: vườn hoa
→ Phương án C khác các từ còn lại.
Câu 77: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại. A. băm. B. hăm. C. dăm. D. lãm. Đáp án: C Tư duy:
- băm: (động từ) chặt liên tiếp, làm cho nát vụn ra - hăm: (động từ) đe doạ sẽ làm điều tai hại
- dăm: (danh từ) 1. Mảnh vật liệu thường là tre, gỗ, nhỏ và mỏng; 2. Từ chỉ số ước lượng trên dưới năm
- lãm: (động từ) xem, ngắm
→ Phương án C khác các phương án còn lại về từ loại.
Câu 78: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại.
A. cà trớn. B. cà khịa. B. cà khịa. C. cà rá. D. cà kê. Đáp án: C Tư duy:
- cà trớn: quá đà, không nghiêm túc
- cà khịa: cố ý gây sự để cãi vã, đánh đấm nhau hoặc xen vào chuyện riêng người khác - cà rá: (tiếng miền Nam) cái nhẫn
- cà kê: nói chuyện lâu, không ăn nhập gì với nhau
→ Phương án C khác các phương án còn lại về nghĩa sự vật. Phương án C chỉ một đồ vật, các phương án còn lại mô tả trạng thái gắn với con người.
Câu 79: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Tác phẩm nào không cùng thể loại với tác phẩm còn lại?
A. Hồn Trương Ba, da hàng thịtB. Vũ Như Tô B. Vũ Như Tô C. Roméo và Juliette. D. Hamlet. Đáp án: A Tư duy:
Cả 4 tác phẩm đều thuộc thể loại kịch, song có sự khác biệt về loại kịch khi xét theo nội dung, ý nghĩa của xung đột:
- Vũ Như Tô, Roméo và Juliette và Hamlet đều thuộc loại bi kịch (phản ánh xung đột giữa những thế lực đối lập, thường kết thúc bằng sự thảm bại hay cái chết của những nhân vật dại diện cho sự cao thượng, tốt đẹp)
- Hồn Trương Ba, da hàng thịt thuộc loại chính kịch (phản ánh mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hàng ngày với bi hài, buồn vui lẫn lộn).
Câu 80: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Nhà thơ nào không gắn tên tuổi với thể loại hát nói?
A. Cao Bá Quát. B. Nguyễn Du. B. Nguyễn Du. C. Trần Tế Xương D. Nguyễn Công Trứ. Đáp án: B Tư duy:
Hát nói là một điệu hát ca trù (tức hát ả đào hay hát cô đầu) có nhạc kèm theo và có một hình thức thơ riêng được gọi là thể thơ hát nói. Thể thơ hát nói là thể thơ cách luật, bố cục bài thơ chia thành 3 phần chính, số tiếng trong câu tương đối tự do (những vấn có yếu tố quy định ở hai câu thơ khổ giữa, câu mưỡu và câu cuối). Gieo vần, ngắt nhịp cũng tương đối tự do. Hát nói
là một trong số những thể thơ nội sinh của văn học dân tộc; sự phóng khoáng của thể thơ thích hợp để thể hiện cá tính của nhà thơ.
Nguyễn Công Trứ là người đầu tiên đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và câu trúc của nó. Ông có 63 bài hát nói còn được lưu truyền lại, nhiều bài quen thuộc như
Chí làm trai, Bài ca ngất ngưởng, Vịnh Tỳ bà hành…
Cao Bá Quát cũng để lại hơn chục bài hát nói như Uống rượu tiêu sầu, Ngán đời, Cuộc phong trần, Hội ngộ…
Trong các sáng tác của Trần Tế Xương (còn gọi là Tú Xương) cũng có nhiều bài hát nói như
Cảnh Tết nhà cô đầu, Hát cô đầu, Nghèo mà vui…
Câu 81: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Chọn từ / cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây.
“Trong tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nhiều nhà thơ đã không ngần ngại _____ và_____ tình trạng xã hội và trạng thái nhân thế với nhiều mặt trái mới nảy sinh hoặc trước đó thường bị che khuất”
A. đối thoại / vạch trần.
B. đối diện / phơi bày.