Đáp án: A Tư duy:
Suy luận từ cụm từ “nặng nợ với đất nước” và nhan đề “Bàn về đạo Nho”, gắn với đặc trưng của đạo Nho là đề cao bổn phận của cá nhân với cộng đồng.
Câu 98: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Khi nói không có gì thuộc về con người mà xa lạ với con người là chúng ta còn có ý nói rằng con người có thể có những lúc buồn phiền, bực bội, vấp váp, thất bại, Trong những phút giây ấy, ta phải tế nhị, nhạy cảm và chú ý. Có những lúc chúng ta vô tình hay hữu ý đòi hỏi ở người khác một nụ cười tươi tỉnh trong khi người ta đang có một tâm tư buồn phiền.
Hiểu và thông cảm tâm trạng của người khác là một phẩm chất hết sức tốt đẹp của những người có tâm hồn nhiệt thành. Vì vậy, họ bao giờ cũng có nhiều người bạn thực sự là bạn”.
(Ngữ văn 11 nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr129) Đoạn trích sử dụng thao tác lập luận chủ yếu nào?
A. Bình luận. B. Bác bỏ. B. Bác bỏ. C. Phân tích. D. So sánh. Đáp án: A Tư duy:
- Nhận diện được một số thao tác lập luận:
+ Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng. + Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
+ Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
+ So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều đối tượng hoặc là các mặt của một đối tượng để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng đối tượng hoặc một đối tượng mà mình quan tâm.
- Đoạn trích bàn luận về thái độ của con người với đồng loại, đưa ra khẳng định “Hiểu và thông cảm tâm trạng của người khác là một phẩm chất hết sức tốt đẹp”
Câu 99: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: * Cách viết văn của bác như thế nào ạ?
- Không phải chỉ lúc nào có cảm hứng mới viết mà ngày nào cũng viết. Mỗi ngày viết khoảng từ năm đến bảy trang, dù biết viết xong không dùng vẫn cứ viết. Phải luyện thành thói quen, ngồi vào bàn là viết. Huy động đến mức cao nhất tất cả những gì mình nhớ.
* Thưa bác, để trở thành một nhà văn, cần phải có yếu tố gì ạ?
- Muốn trở thành nhà văn, trước hết phải yêu tiếng Việt, hiểu tiếng Việt. Người viết văn không những phải “giàu”chữ mà còn phải biết dùng từ”đắt”.
(Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Đoạn trích thuộc kiểu văn bản báo chí nào?
A. Quảng cáo. C. Phóng sự. C. Phóng sự. B. Tiểu phẩm. D. Phỏng vấn. Đáp án: D Tư duy:
- Nhận diện được một số kiểu văn bản báo chí:
+ Quảng cáo là đưa thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ, nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ mà ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó.
+ Phóng sự là cung cấp tin tức nhưng mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện, miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có một cái nhìn đầy đủ, sinh động, hấp dẫn.
+ Tiểu phẩm là thể loại báo chí có giọng văn thân mật, dân dã, thường mang sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc.
+ Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là việc thực hiện cuộc hỏi-đáp có mục đích, nhằm thu thập hoặc cung cấp thông tin về một chủ đề.
- Đoạn trích trên được trình bày dưới dạng cuộc hội thoại, lần lượt có câu hỏi và câu trả lời cho câu hỏi đó, do đó thuộc kiểu văn bản phỏng vấn.
Câu 100: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi: “Nắng xuống, trời lên xanh bát ngát
Thường khi nắng chiều đã xuống thì bầu trời trở nên trong xanh mênh mông bát ngát, cảnh đẹp của quê hương cũng không lấp được nỗi mênh mông trống trải cô đơn trong lòng người”.
(Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr195) Đoạn văn trên mắc các lỗi nêu luận cứ nào?
A. Sai dẫn chứng, sai phân tích, lỗi logic.
B. Lỗi logic, lặp ý, rườm rà.