Xây dựng cảnh hạ màn sát nhân đến chia buồn và được tang quyến trả thù lao.

Một phần của tài liệu 01 ĐGNL đề THI THỬ số 1(KEY) (Trang 36 - 37)

Đáp án: D Tư duy:

Đoạn trích trên xoay quanh vụ buôn bán giữa hai kẻ trực tiếp gây nên cái chết của cụ tổ: ông Phán mọc sừng - cháu rể bị mọc sừng (tức cháu gái của cụ là người ngoại tình, hư hỏng) và Xuân

Tóc Đỏ. Chính Xuân (theo thỏa thuận từ trước với ông Phán) là người đã tố cáo hành vi cắm sừng – mọc sừng ấy khiến cụ tổ tức giận qua đời.

Nhưng khi đến đám tang, Xuân lại được ông cháu rể của cụ tổ trả thù lao – “một cái giấy bạc năm đồng gấp tư”, sau khi chính ông Phán cũng đã được gia đình cụ cố Hồng chia thêm vài nghìn bạc. Sát nhân đến chia buồn ở đám tang lại được tang quyến trả thù lao, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng nghệ thuật trào phúng để tô đậm một cái đám tang như một tấn đại hài kịch.

Câu 87: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời ! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.

(Nam Cao, Chí Phèo, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Nghệ thuật phân tích và miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao thể hiện ở đoạn trích trên qua phương diện nào?

A. Miêu tả những xung đột, mâu thuẫn, đổ vỡ tâm lí.

B. Miêu tả những ranh giới cảm xúc mong manh, mơ hồ của cái tôi nội cảm.

Một phần của tài liệu 01 ĐGNL đề THI THỬ số 1(KEY) (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)