Lối sống đám đông.

Một phần của tài liệu 01 ĐGNL đề THI THỬ số 1(KEY) (Trang 39 - 41)

Đáp án: D Tư duy:

Lối sống đám đông được hiểu là khi suy nghĩ và hành vi của con người chịu ảnh hưởng của những người khá, hoặc người ta chạy theo những điều số đông cho là đúng.

Trong đoạn trích, “chúng tôi” chịu ảnh hưởng từ “người trong bao”, từ cách sống thu mình đến mức dị hợm để được an toàn tuyệt đối. Tác giả đặt ra một trăn trở về sự tồn tại của hiện tượng

đó ở trong đám đông, trong cộng đồng: hiện còn bao nhiêu là người trong bao, trong tương lai cũng sẽ còn bao nhiêu kẻ như thế nữa!

Câu 92: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Ngoại cảm (tiếng Pháp: extéroception): cảm giác do những kích thích từ bên ngoài tác động lên những giác quan: mắt thấy, tai nghe, da cảm nóng lạnh, mũi ngửi, lưỡi nếm. Đối lập với nội cảm (intéroception) là cảm giác từ nội tạng, tim, gan, ruột,. và tự cảm (proprioception) từ cơ, khớp và tiền đình. Những cảm giác truyền đến vỏ não kết hợp với nhiều tín hiệu khác thành tri giác.”

(Nguyễn Khắc Viện, Từ điển tâm lí, Ngữ văn 12 nâng cao, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

A. Báo chí. B. Khoa học. B. Khoa học. C. Chính luận. D. Hành chính. Đáp án: B Tư duy:

- Nhận diện một số phong cách ngôn ngữ:

+ Phong cách ngôn ngữ báo chí: dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự.

+ Phong cách ngôn ngữ khoa học:dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu

+ Phong cách ngôn ngữ chính luận:dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội; người giao tiếp thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội

+ Phong cách ngôn ngữ hành chính: dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội ( giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, Nhân dân với các cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan…)

- Đoạn trích đưa ra các kiến thức khoa học về một hiện tượng tâm lý, trong đó sử dụng rất nhiều thuật ngữ khoa học, chuyên ngành.

Câu 93: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Tôi có than phiền với vợ chồng bạn về sự thiếu lễ độ của người Hà Nội, cô con gái đang cho con bú góp lời liền: “Ông ăn mặc tẩm như thế lại đi xe đạp hộ khinh là phải, thử đội mũ dạ, áo ba - đờ - xuy, cưỡi cái Cúp xem, thưa gửi tử tế ngay”. Tôi cười nhăn nhó: “Lại ra thế !”, Cô Hiền không bình luận một lời nào về những nhận xét không mấy vui vẻ của tôi về Hà Nội. Cô than thở với tôi rằng dạo này cô thường nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm, y hệt một bà già nhà quê. Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gào rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi. Cây si cổ thụ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chống ngược lên trời. Lập tức cô nghĩ ngay tới sự khác thường, sự dời đổi, điểm xấu, là sự ra đi của một thời”.

(Nguyễn Khải, Một người Hà Nội, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Giọng điệu chủ đạo của toàn bộ đoạn trích là gì?

A. Mỉa mai, trào lộng.

B. Đối thoại, suy tư.

Một phần của tài liệu 01 ĐGNL đề THI THỬ số 1(KEY) (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)