Đi tìm con người bên trong con người, đấu tranh, dằn vặt giữa ý thức và bản năng.

Một phần của tài liệu 01 ĐGNL đề THI THỬ số 1(KEY) (Trang 37 - 38)

Đáp án: C Tư duy:

- Nam Cao đã đi vào thế giới nội tâm của Chí Phèo, miêu tả những suy nghĩ của nhân vật bằng các dòng độc thoại nội tâm và cùng nhân vật tìm kiếm những ý nghĩa của đời sống: con người tự nhận thức bản thân (“hắn thấy hắn…”), con người có tâm trạng, cảm xúc (“buồn”, biết sợ, biết lo), con người nhận ra quy luật của thời gian (“Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời”), con người trông thấy tương lai (“hình như đã trông thấy tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc”)… → Phương án C khái quát được biểu hiện của nghệ thuật phân tích và miêu tả tâm lí nhân vật trong đoạn trích.

- Đoạn trích là những dòng độc thoại nội tâm tự nhiên, nối tiếp, không có những mâu thuẫn, xung đột trong tâm lí; không có dằn vặt giữa ý thức và bản năng → Phương án A và D sai

- Trong đoạn trích, nhân vật nhìn rõ cảm xúc “buồn”, người đọc thấy rõ sự lo lắng trong nhân vật → Phương án B sai.

Câu 88: [ĐGNL QGHN – TEAM TVH] Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

VŨ NHƯ TÔ (đầy hi vọng) - Dẫn ta ra mắt An Hoà Hầu, để ta phân trần, để ta giảng giải, cho người đời biết rõ nguyện vọng của ta. Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước,

tranh tinh xảo với hoá công. Vậy thì ta có tội gì? Ta xây Cửu Trùng Đài có phải đâu để hại nước? Không, không ! Nguyễn Hoằng Dụ sẽ biết cho ta, ta không có tội và chủ tướng các người sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, dựng một kì công muôn thuở…”

(Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô, Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) Đoạn trích phản ánh sự lầm lạc nào trong nhận thức của nhân vật bi kịch Vũ Như Tô?

A. Ngoan cố, bướng bỉnh, bất chấp định mệnh.

B. Quá say mê nên thiển cận, mù quáng.

Một phần của tài liệu 01 ĐGNL đề THI THỬ số 1(KEY) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)