Chính quyền địa phƣơng cần quan tâm đến các yếu tố văn hó a xã hội

Một phần của tài liệu 1286_234352 (Trang 69 - 70)

Yếu tố văn hóa - xã hội cũng là nhân tố có ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ BĐS của khách hàng cá nhân. Chính quyền địa phƣơng cần đánh giá mật độ dân cƣ tại Long Thành để có thể quy hoạch dự án phù hợp. Trong đó, chính quyền địa phƣơng có thể triển khai các dự án BĐS ở những nơi còn nhiều quỹ đất, đang có tốc độ tập trung dân đông nhƣng chƣa có nhiều dự án BĐS. Điều này giúp cho chính quyền địa phƣơng chủ động xây dựng quy hoạch, đảm bảo nguồn cung cũng nhƣ đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ BĐS của các nhà đầu tƣ vào BĐS địa phƣơng, cũng nhƣ phù hợp với tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng nhanh. Các ban ngành quản lý liên quan cũng cần chú ý đảm bảo an ninh xã hội, hạn chế tệ nạn nhƣ cƣớp bóc, chích hút tạo ra môi trƣờng văn hóa xã hội lành mạnh, thu hút nhà đầu tƣ.Đẩy nhanh xã hội hóa trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa - thể thao; khuyến khích các hình thức đầu tƣ xây dựng và vận hành, chuyển giao các kết cấu hạ tầng.

Đồng thời, cần nâng cao nhận thức cho ngƣời dân trong các hoạt động giao dịch BĐS. Hạn chế thói quen giao dịch mua bán chuyển nhƣợng BĐS bằng giấy viếttay, thiếu tuân thủ quy định của pháp luật về chuyển nhƣợng BĐS. Điều này giúp chính quyền địa phƣơng kiểm soát chặt chẽ hơn các giao dịch chyển nhƣợng cũng nhƣ có số liệu thống kê phản ánh đúng thực trạng giao dịch để có quyết định quản lý thị trƣờng phù hợp.

Bên cạnh đó, cũng cần khuyến khích ngƣời dân hình thành thói quen giao dịch không dùng tiền mặt giúp thuận tiện cho các nhà đầu tƣ cá nhân trong việc thanh toán, mua bán BĐS với thời gian nhanh chóng, đảm bảo an toàn, tiết kiệm chi phí so với thanh toán bằng tiền mặt. Nếu thói quen sử dụng tiên mặt thay đổi, ngƣời dân nâng cao nhận thức về việc sống và làm việc theo pháp luật là yếu tố thuận lợi để quản lý thị trƣờng BĐS cũng nhƣ thu hút nhà đầu tƣ cá nhân quan tâm.

5.2.3 Chính quyền cần có cơ chế phát triển kinh tế địa phƣơng

Môi trƣờng kinh tế là một trong ba yếu tố có tác động mạnh nhất đến quyết định đầu từ BĐS của nhà đầu tƣ cá nhân trên địa bàn huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai. Muốn tiếp tục phát triển thị trƣờng BĐS, chính quyền địa phƣơng cần phải có cơ chế khuyến khích đầu tƣ đa dạng lĩnh vực ngành nghề, dịch chuyển cơ cấu kinh

tế theo hƣớng lấy công nghiệp - dịch vụ làm mũi nhọn, đừng để quá phụ thuộc vào lĩnh vực BĐS vì đất đai là nguồn tài nguyên có giới hạn. Song song với phát triển kinh tế, chính quyền địa phƣơng cần đảm bảo đời sống ngƣời dân dƣợc cải thiện. Khi thu nhập tăng lên, ngƣời dân có xu hƣớng sử dụng tiền nhàn rổi vào các kênh đầu tƣ khác nhau, trong đó có BĐS. Đầu tƣ xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội làm cơ sở để thu hút đầu tƣ, tăng trƣởng kinh tế và thúc đẩy đô thị phát triển. Kết hợp đầu tƣ hạ tầng giao thông với khai thác tiềm năng quỹ đất để phát triển thị trƣờng BĐS.

Đồng thời, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cần có cơ chế giám sát giá cả hàng hóa trên địa bàn để đảm bảo không có biến động bất thƣờng. Ngoài ra, cũng cần có những đề xuất lên Chính phủ để góp phần đảm bảo duy trì lạm phát ở mức thấp, tạo điều kiện để phát triển kinh tế nói chung, kinh tế tỉnh Đồng Nai nói riêng.

Một phần của tài liệu 1286_234352 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w