Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 53 - 55)

*Vị trí địa lý có tính chất đặc thù và phát triển hạ tầng

- Vị trí địa lý

Đắk Mil là huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông với diện tích tự nhiên 682,99 km², cách thành phố Gia Nghĩa 60 km theo đường quốc lộ 14. Phía bắc giáp huyện Cư Jút; Đông giáp huyện Krông Nô; phía Nam giáp huyện Đắk Song; Tây giáp tỉnh Moldulkiri; Vương quốc Campuchia.

- Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đắk Mil là: 682,99 ha, chủ yếu là đất đỏ bazan, thích hợp với cây cà phê, hồ tiêu và nhiều loại cây nông, công nghiệp khác; trong đó đất lâm nghiệp 25.174 ha, đất nông nghiệp 36.872 ha, đất chưa sử dụng 2.472 ha.

43

*Khí hậu thủy văn

Huyện Đắk Mil là khu vực khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 tập trung 90% lượng mưa hàng năm và kéo dài nhiều ngày. Nhiệt độ trung bình 22-23.30

C. Huyện Đắk Mil có diện tích đất khá phong phú và màu mỡ thuận tiện cho việc phát triển các loại cây công nghiệp nhiệt đới có giá trị cao.

Thuỷ văn: hệ thống nước mặt khá phong phú, mật động sông suối bình quân 0,35-0,40lm/km² và là nơi bắt nguồn của hai hệ thống sông suối chính là hệ thống đầu nguồn sông Sêrêpôk và hệ thống đầu nguồn sông Đồng Nai, tuy nhiên nguồn nước mặt phân bổ không đều.

* Tài nguyên thiên nhiên

Huyện Đắk Mil nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại hình rừng. Rừng thường xanh phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa lớn, độ ẩm cao, tầng đất sâu, rừng khộp phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa thấp, điều kiện khắc nghiệt, các vùng lập địa xấu.

Đất đỏ bazan trên nền đá bazan phong hóa chiếm khoảng 35% diện tích, có tầng dày bình quân 120 cm, phân bổ chủ yếu ở huyện Đắk Mil, tài nguyên đất đai nêu trên, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, chè, tiêu, điều trên nền đất xám, đất đỏ bazan; đồng thời phát triển một diện tích lớn cây hàng năm như lúa, ngô và các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác trên đất đen bồi tụ, đất Gley và đất phù sa ven sông suối.

Nguồn nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các địa bàn trong tỉnh, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô, được sử dụng phổ biến cho sinh hoạt, làm kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

44

Tài nguyên khoáng sản của huyện Đắk Mil qua các tài liệu điều tra nghiên cứu, có hai loại khoáng sản chính: đá xây dựng: khai thác tại các xã Đắk Lao (02 mỏ), Đắk N’Drót (01 mỏ) và Đức Mạnh (01 mỏ); Mỏ Bauxit từ Thuận An kéo đến Đắk R’La: hiện đã được khoanh vùng và đang tiến hành thăm dò tìm kiếm và đánh giá sơ bộ về trữ lượng và chất lượng quặng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện đắk mil, tỉnh đắk nông (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)