Nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền

Một phần của tài liệu Xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 32 - 34)

BLDS năm 2015 tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề từ Điều 250 đến Điều 256. Trong đó, Điều 250, Điều 251 quy định nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền. Nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản chịu quyền trong việc thoát nước mưa, nước thải như sau:

“Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề.”

Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 01/2014/TT-BTTMT ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai

Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 về hồ sơ địa chính do bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

“Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.”

Tầm quan trọng và tính hợp lý trong việc điều chỉnh của quy định này là rất lớn vì đối với một tập hợp các bất động sản liền kề thì đương nhiên việc thoát nước mưa, nước thải nếu không tuân theo một quy chuẩn nhất định thì sẽ dẫn đến ảnh hưởng các bất động sản liền kề xung quanh. Ví dụ, nếu anh A và chị B là hai chủ sở hữu bất động sản liền kề nhau tuy nhiên do chị B xây nhà sát cạnh nhà của anh A mà không xây dựng hệ thống thoát nước mưa nên nước mưa từ nhà chị B xối th ng xuống tường nhà anh A lâu ngày làm cho tường nhà anh A bị ẩm mốc, xuống cấp. Do đó quy định này đặt ra để việc thoát nước mưa, nước thải của chủ sở hữu không ảnh hưởng đến bất kì bất động sản nào, thậm chí là cả môi trường công cộng.

Vì các quy định này là nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản chịu quyền nên bắt buộc các chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh. Nếu các chủ thể này không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Thì các chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện nghĩa vụ này hoàn toàn có thể yêu cầu các chủ thể đó chấm dứt hành vi vi phạm nghĩa vụ hay yêu cầu thực hiện đúng nghĩa vụ. Nếu có thiệt hại xảy ra khi nghĩa vụ không được thực hiện đúng, đủ thì các chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền cũng được yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Các vấn đề về nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền ngoài được quy định tại Điều 250, Điều 251 còn được quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như pháp luật về xây dựng, về quy chuẩn kỹ thuật trong việc xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải,…

Tóm lại, pháp luật có những quy định rõ ràng về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền nhằm mục đích kh ng định tuy các chủ thể này có toàn quyền định đoạt, sử dụng bất động sản thuộc sở hữu của mình. Nhưng song song với đó vẫn có nghĩa vụ với người khác và xã hội, cộng đồng, không để cho việc thực hiện quyền của mình ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.69

Một phần của tài liệu Xác lập quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 32 - 34)