Xác định đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 25 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Xác định đối tượng hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng tham gia BHTN giữ vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động thu và quản lý quỹ BHTN, là cơ sở để nhà nước thực hiện việc giải quyết chế độ về BHTN cho người lao động. Vấn đề quản lý đối tượng tham gia BHTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan nhà nước đặt ra. Khi nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển, kéo theo là sự phát triển của lực lượng tham gia lao động. Do vậy, với chức năng và trách nhiệm của mình, nhà nước quản lý những đối tượng này để có cơ sở cho việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động.

Đối tượng tham gia BHTN là các bên có nghĩa vụ đóng phí vào quỹ BHTN cho người lao động hưởng chế độ, quyền lợi BHTN khi bị thất nghiệp. Mục tiêu của chính sách BHTN là bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi bị mất việc, đồng thời tạo điều kiện để cho họ có cơ hội tìm được việc làm mới thích hợp và ổn định trong thời gian gần nhất. Tuy nhiên tham gia

16

BHTN không chỉ có quyền lợi của người lao động mà còn là trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, đối tượng tham gia BHTN bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Song còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể mà đối tượng này của từng nước cũng rộng hay hẹp khác nhau.

Người lao động

Phần lớn các quốc gia đều quy định đối tượng tham gia BHTN là những người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động. Ngoài ra, tùy vào điều kiện kinh tế, xã hội và quan niệm của từng nước mà điều kiện người lao động tham gia BHTN khác nhau.

Ở Việt Nam, theo điều 43 Luật việc làm 2013, chế độ BHTN hiện nay được quy định là chế độ bảo hiểm bắt buộc, người lao động phải tham gia BHTN khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn; - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp người lao động đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định nêu trên thì người lao động và người sử dụng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia BHTN. Người lao động theo quy dịnh nêu trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN. Như vậy, không phải tất cả các đối tượng lao động đều bắt buộc tham gia

BHTN.

Những quy định trên áp dụng từ năm 2015, so với quy định cũ trong Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì Luật việc làm 2013 đã mở rộng thêm đối tượng là người lao động làm việc với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Quy định này tiến bộ hơn vì nhóm những đối tượng này có tính chất công việc không ổn định, rất dễ mất việc làm và họ cần được quan tâm bảo vệ nhiều hơn.

Người sử dụng lao động

Tại Việt Nam, người sử dụng lao động tham gia BHTN bao gồm:

- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp;

- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động theo quy định nêu trên.

Quy định hiện hành bổ sung thêm đối tượng là hộ gia đình, mở rộng phạm vi người sử dụng lao động là đối tượng tham gia BHTN so với quy định trước 2015 thì chỉ trường hợp người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 lao động trở lên mới phải tham gia HBTN.

Những quy định mới, mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia BHTN vừa đảm bảo được quyền tham gia BHTN của mọi người lao động, vừa thể hiện sự bình đẳng giữa người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo đời sống đối với người lao động, vừa phù hợp với lộ trình cải cách, hoàn thiện chính sách BHTN phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, đối tượng tham gia BHTN hiện nay chưa có sự thống nhất với đối tượng tham gia BHXH (đối với chế độ BHTN thì người nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượn tham gia. Khác với chế độ BHXH và BHYT nước ta hiện nay: người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tham

gia BHXH, BHYT).

Hiện nay, nhóm đối tượng này chiếm một tỉ lệ nhất định trong lực lượng lao động đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế và cũng có nhu cầu cần được bảo đảm về việc làm và thu nhập nhưng lại chưa được pháp luật cho phép tham gia BHTN. Thêm nữa, pháp luật về BHTN vẫn chưa mở rộng đến một số lao động tham gia quan hệ lao động phi chính thức (lao động tự tạo việc làm, lao động hành nghề tự do, lao động làm công ăn lương nhưng chưa được điều chỉnh

18

của Bộ luật lao động) và lao động trong các lĩnh vực nông lâm, thủy sản chiếm tỉ trọng rất cao trong cơ cấu lực lượng lao động của cả nước (khoảng 70%).

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 25 - 29)