Điều kiện về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 41 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Điều kiện về kinh tế xã hội

Một trong những điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật BHTN là điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Các chỉ tiêu như: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) và thu nhập GDP bình quân đầu người thể hiện sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Nó tác động trực tiếp đến đối tượng tham gia và thụ hưởng chế độ BHTN như: khi nền kinh tế ổn định, phát triển thì lực lượng lao động sẽ có cơ hội việc làm, tình trạng thất nghiệp vì thế sẽ thấp hơn nhiều so với lực lượng lao động. Hay nó tác động trực tiếp đến mức phí đóng góp và các khoản thụ hưởng chế độ như: thu nhập bình quân tăng thì mức phí đóng góp tăng, mức hưởng chế độ BHTN cũng được tăng lên theo mức phí đóng góp,...

Đồng thời, gián tiếp tác động đến sự hỗ trợ của Nhà nước (nếu có) vào quỹ BHTN. Như vậy, điều kiện kinh tế - xã hội không chỉ tác động đến đối tượng tham gia, thụ hưởng chế độ BHTN mà còn tác động đến mức phí đóng góp và các khoản thụ hưởng chế độ BHTN. Mặt khác, chính sách pháp luật về BHTN cũng phải được nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Khi điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương ổn định và phát triển, sự chuyển dịch và phân bố lao động diễn ra nhanh, các khu công nghiệp và các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng,... nguồn lực lao động sẽ tăng lên nhanh chóng. Mặt khác, thu hút được các nhà đầu tư quan tâm, nguồn lực đầu tư vào quốc gia đó được tăng lên, thị trường lao động có nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng lên, tình trạng thất nghiệp giảm đi. Khi đối tượng thất nghiệp giảm, đối tượng tham gia BHTN và mức phí đóng góp vào quỹ BHTN ngày một tăng lên làm cho quỹ BHTN ngày một tăng trưởng theo từng thời kỳ.

Ngược lại, nếu điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương kém phát triển, thị trường lao động sẽ phân bổ không đều, dư thừa lao động, mức thu nhập bình quân đầu người sẽ ngày một thấp đi, các cơ sở kinh doanh ngày một thu hẹp

30

làm cho nguồn thu vào quỹ BHTN giảm, chi trả chế độ BHTN cho người thất nghiệp ngày một tăng lên sẽ làm cho quỹ BHTN đứng trước nguy cơ mất cân đối.

Tiểu kết chương 1

Bảo hiểm thất nghiệp là loại hình bảo hiểm hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Khác với các chế độ BHXH khác, không phải quốc gia nào cũng có quy định về BHTN. Chính vì vậy việc nghiên cứu cơ sở lý luận về

31

BHTN cũng như thực hiện pháp luật về BHTN có ý nghĩa quan trọng làm nền tảng cho sự đánh giá các quy định của pháp luật.

Thực hiện pháp luật về BHTN là thực hiện pháp luật về một lĩnh vực cụ thể. Chính vì vậy mà nó có những đặc điểm riêng cần phân biệt với những lĩnh vực khác. Nội dung hoạt động thực hiện pháp luật về BHTN được tác giả tiếp cận ở góc độ Luật hiến pháp và luật hành chính đã chỉ ra một số vấn đề cụ thể nhằm bổ sung vào hệ thống lý luận thực hiện pháp luật nói chung và lĩnh vực BHTN nói riêng như: xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện pháp luật; hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BHTN; thực hiện nội dung pháp luật; sơ kết, tổng kết quá trình thực hiện và thanh tra, kiểm tra cũng như xử phạt trong thực hiện pháp luật về BHTN.

Chương 1 cũng đề cập đến 1 số điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về BHTN để làm nền tảng phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về BHTN tại chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng nam (Trang 41 - 43)